Chương 12: Tiếp nhận thông tin 1

Thập Niên 60: Cường Thủ Kiếm Tiền

Đại Nga Đạp Tuyết Nê 06-03-2024 10:31:26

Tiếp nhận thông tin 1 Con đường vào thời điểm này không dễ đi. Dọc đường đi xe lừa lắc lư, bấy giờ Sở Thấm mới hiểu rõ tại sao phải lót thêm đệm rơm dày cộm ở chỗ ngồi. Nếu không lót thêm thì ngồi suốt mấy tiếng chắc chắn mông sẽ chấn động đến mức bầm tím. Thời gian dần trôi qua, sắc trời cũng dần sáng tỏ. Hai chiếc đèn dầu đung đưa ở trước xe lừa có thể dập tắt rồi. Ánh nắng mờ ảo đã đủ cho người ngồi trên xe nhìn thấy rõ con đường phía trước. Khi băng qua con đường núi quanh co, Sở Thấm vẫn luôn tiếp nhận thông tin ở xung quanh. Từ khi xuất phát ở cổng thôn. Đầu tiên là vượt qua vùng đồi chè nối đuôi nhau. Nghe nói đồi chè này có lịch sử lâu đời, nhưng không được nổi tiếng cho lắm. Mùi vị cũng không được xem là quá thượng hạng, chỉ có thể bán với giá rẻ. Mấy năm gần đây trong thôn đã không thể nào chăm lo cho đồi chè nữa, mà dồn sức lực vào cây nông nghiệp. Thậm chí còn muốn chặt cây chè, trồng mấy loại đậu phộng đậu nành cũng không tệ. Qua đồi chè là núi rừng. Cây cối không biết tên ở trên núi thô to mà cao lớn. Bởi vì thời tiết chuyển lạnh, đa số lá cây đều đã khô héo, trở thành phân bón màu mỡ cho đất. Núi rừng bao la, hiếm ai có thể đi sâu vào bên trong. Sở Thấm cảm thấy cơ thể mình cần phải bồi bổ. Đợi khi nào bình phục đến mức có thể trèo cây trong vòng mười giây thì có thể thử xem sao. "Hai ngày trước thằng nhóc nhà lão Hoàng đã bắt được hai con gà rừng ở trong núi Khê Đầu. Lúc đó tôi đã nhìn thấy từ đằng xa. Thằng nhóc đó thấy tôi đến gần còn giấu gà rừng vào gùi, chạy trốn." Các thím tán gẫu đến say sưa. "Ha! Tôi nói rồi mà, tại sao hôm qua nhà ông ta lại có mùi thịt. Sáng nay trên răng thằng nhóc đó còn dính lòng đỏ trứng nữa đấy, chắc chắn là trứng gà rừng." "Câu nói này, trời tối đen mà bà có thể nhìn thấy lòng đỏ trứng gì chứ... Bà là thèm quá rồi." Thím Sở quở trách. "Tú Liên, bà phải tin tôi, hai vợ chồng nhà họ Hoàng kia lười đến độ con chuột cũng không thèm vào nhà bọn họ. Kể từ khi bà cụ nhà họ Hoàng mất thì không còn nuôi con gà vịt gì nữa. Có đồ ngon gì cũng lọt vào miệng của quỷ lười kia, làm gì còn dư trứng gà cho thằng nhóc nhà họ Hoàng ăn cơ chứ." Sở Thấm vểnh tai lên nghe. Thím Sở nghe xong thì gật đầu, bây giờ không phải là mùa gà rừng đẻ trứng. Cái này thì cô biết. Bình thường gà rừng bắt đầu đẻ trứng vào mùa xuân. Nếu muốn lên núi nhặt trứng gà thì tốt nhất vào tháng năm đến tháng sáu. Kiếp trước cô luôn đi nhặt trứng gà vào thời điểm này. Nếu may mắn, thậm chí một tháng có thể nhặt được bảy tám quả trứng gà. Đây cũng là nguồn thu nhập không tệ. Nghe thấy có thím nhắc đến nhà họ Hoàng, Sở Thấm lại vội vã lẳng lặng gật đầu. Vâng vâng, đúng đó, lười lắm! Người nhà này, nói đúng hơn là cặp vợ chồng này thật sự lười khủng khiếp. Trong thôn, nhà cô cách nhà họ Hoàng gần nhất, tại sao chứ? Bởi vì khi bên trên dỡ nhà, nhà họ Hoàng không muốn vợ chồng này đi xa, nên đã xây nhà ở đầu cầu băng qua sông. Dẫn đến việc chỉ cần gió thổi tới, thỉnh thoảng Sở Thấm mũi thính như chó đều ngửi thấy mùi rác. Nhưng cũng có điểm tốt. Cặp vợ chồng này lười làm việc, ra ngoài, càng lười ghé thăm nhà, thậm chí còn lười chào hỏi. Điểm tốt rõ như ban ngày. Sở Thấm không cần giải quyết quan hệ hàng xóm, bởi vì vợ chồng họ cũng lười để tâm... Sở Thấm đã sống hai đời cũng chưa từng gặp người như này. Cô đã xuyên không được nửa tháng, khi nào thì cảm nhận rõ nhất mảnh đất này chính là kho báu? Đó là lúc nhìn thấy người lười đến độ thành tính như này vẫn sống rất tốt, hơn nữa còn chẳng hề ốm. Các thím trong thôn tụ tập với nhau, chủ đề luôn luôn không có hồi kết. Sở Thấm một công đôi việc, vừa tiếp nhận thông tin từ hoàn cảnh xung quanh, vừa nghe ngóng tin tức mà các thím vô tình tiết lộ trong lúc trò chuyện. Không phải có ký ức của nguyên chủ thì mọi việc đều suôn sẻ. Chẳng hạn như muốn hiểu rõ việc nào đó cần phải hiểu rõ chuyện này giống như nguyên chủ, đồng thời nguyên chủ phải có ký ức này. Vả lại cô còn tỉ mỉ lục tung ký ức của nguyên chủ để kiểm tra, y như động cơ tìm tòi mà ông nội đã đề cập với cô ở kiếp trước.