Huyện Giáp, đại doanh của Lý Nham.
Trước tiên nói một chút về tổ chức của đại quân Lưu tặc, đoàn quân này thật ra cũng không có cơ cấu tổ chức nghiêm ngặt, về cơ bản là nhiều đội quân nhỏ tạo thành một đội quân lớn, nhiều đội quân lớn tạo thành đại quân Lưu tặc. Mặc dù Lý Tự Thành là thủ lĩnh tối cao, nhưng chân chính thuộc dòng chính chỉ có nghĩa tử Lý Quá, cháu trai là Lý Song Hỉ chỉ huy quân đội, còn phần lớn quân đội do Lưu Tông Mẫn, Điền Kiến Tú, La Nhữ Tài và Lý Nham nắm giữ.
Binh quyền trong tay đám Lưu Tông Mẫn và Lý Nham đều rất lớn, hơn nữa thủ hạ của họ đều là "người nhà", chứ không phải người của Lý Tự Thành. Lý Tự Thành chỉ là dựa vào uy danh của mình mà chỉ huy họ, chứ không phải ước thúc họ thông qua một cơ cấu tổ chức nghiêm mật, cho nên có đôi lúc, đám Lưu Tông Mẫn dám không nghe lời Lý Tự Thành.
Dưới tay Lý Nham cũng có một đội quân của riêng mình, nhưng không nhiều lắm, chỉ khoảng hai ngàn người.
Lẽ ra, dưới tay Lý Nham còn có một đội quân khác, là gia binh do Hồng Nương Tử dẫn theo từ sơn trại, phần lớn là lục lâm hảo hán, võ nghệ cao cường, thiện chiến, có thể nói là tinh nhuệ trong tinh nhuệ, đáng tiếc là đã bị trúng kế của Chân Hữu Tài ở Tế Ninh, để rồi bị đại pháo của thủy quân của Hoàng Đắc Công tiêu diệt.
Hai ngàn quân hiện giờ là đội quân con em được Lý Nham tuyển mộ từ quê quán của y là huyện Kỷ, Hà Nam, bởi vì là đội quân con em, cho nên hết sức trung thành với Lý Nham. Lúc này Hồng Nương Tử đang huấn luyện bọn họ trên giáo trường.
Hồng Nương Tử mặc một bộ y phục màu đỏ thẫm, một đai lưng màu bạc thắt chặt ngang hông, làm nổi bật chiếc eo thon và cặp mông căng tròn, khiến người ta nhìn thấy mà tim đập rộn ràng. Tiếp nối đường cong bùng nổ của cặp mông là một cặp đùi thon dài, tròn lẳn, bó sát bởi chiếc quần ống chẽn, chân mang giày da hươu màu đen, thân thể khoẻ khoắn, xinh đẹp và yểu điệu.
Bộ y phục đỏ nổi bật, khiến khuôn mặt trắng nõn như đóa phù dung của nàng trông càng xinh đẹp động lòng người. Đôi mày liễu của nàng nhẹ nhàng chau lại, trong đôi mắt to sáng ngời toát ra sát khí lạnh căm căm, kẻ nào trong số hai ngàn tân binh dám cả gan liếc trộm nàng, chiếc roi ngựa trong tay Hồng Nương Tử lập tức sẽ quất lên mặt hắn một cách tàn nhẫn, cho nên không ai dám nhìn lén nàng nữa, cả đám đều tập trung vào việc huấn luyện.
Hồng Nương Tử đang dạy một bộ côn pháp độc đáo do nàng sáng tạo, tuy rằng chiêu số rất ít, chỉ có năm thức đập, bổ, chọc, quét, đâm, nhưng khi thi triển thì cũng rất mạnh mẽ và đầy uy lực, rất thích hợp cho đánh nhau trên chiến trường rộng rãi. Hơn nữa, quân Lưu tặc thiếu hụt vũ khí, các loại binh khí bằng sắt như thương, kiếm, rìu, tên, rất ít, đa số binh lính sử dụng mộc côn, cho nên dạy tân binh cách dùng côn là thực dụng nhất.
Trong lúc các tân binh hùng hục luyện tập côn pháp, chợt phía viên môn (1) bỗng vang lên tiếng vó ngựa dồn dập. Hồng Nương Tử quay đầu lại nhìn lên, thấy Lý Nham được bao quanh bởi mười mấy kỵ binh thân vệ, đang tiến vào đại doanh. Vừa nhìn thấy Lý Nham, vẻ mặt Hồng Nương Tử lập tức thay đổi một trăm tám mươi độ, từ lạnh như băng trở thành vui tươi hớn hở, vội vàng uốn éo eo thon bước tới nghênh đón.
- Tướng công, chàng đã về.
Hồng Nương Tử đến trước ngựa của Lý Nham, ngẩng khuôn mặt với đôi má lúm đồng tiền dễ thương lên hỏi:
- Lần này Sấm vương triệu tập gần như toàn bộ quân đội, có phải là muốn đánh một trận thật lớn?
Lý Nham xoay người xuống ngựa, ném cương ngựa cho than binh phía sau, đáp:
- Chúng ta vào lều nói chuyện.
Hồng Nương Tử duyên dáng dạ một tiếng, đi theo Lý Nham vào lều. Vừa vào lều, Lý Nham xoay người lại cầm lấy bàn tay thon nhỏ của Hồng Nương Tử, nói;
- Nương tử, chúng ta lập tức phải rời khỏi Hà Nam.
- Rời khỏi Hà Nam?
Hồng Nương Tử kinh ngạc hỏi:
- Chẳng lẽ Sấm vương quyết định vứt bỏ Hà Nam sao?
- Không, Sấm vương sẽ không bỏ Hà Nam.
Lý Nham đáp:
- Lần này quan quân Đại Minh do Hồng Thừa Trù trấn thủ Khai Phong chỉ huy toàn cục, Phó Tông Long, Mã Sĩ Anh hợp động cùng tiến vào, ba lộ đại quân gồm hơn hai mươi vạn người tiến tới với khí thế hừng hực, phần thắng của quân ta không cao, Sấm vương đã chấp nhận kế sách phân hóa và làm tan rã quân địch của ta, quyết định phái ta đi Sơn - Thiểm phát triển nghĩa quân.
- Tướng công muốn tự mình ngăn chặn một phía?
Hồng Nương Tử kinh nghi bất định, hỏi;
- Lý Tự Thành yên tâm sai chàng một mình chàng tới đó?
Lý Nham nói:
- Không phải một mình ta, còn có Mã Thủ Ứng, Hạ Nhất Long, Hạ Cẩm, Lưu Hi Nghiêu, Lận Dưỡng Thành dẫn Cách Tả Ngũ Doanh cùng đi với chúng ta.
- Quả nhiên là vậy.
Hồng Nương Tử bĩu đôi môi nhỏ nhắn:
- Làm sao Lý Tự Thành có thể để một mình tướng công đi Sơn – Thiểm chứ? Phái bọn Mã Thủ Ứng với Cách Tả Ngũ Doanh đi cùng chàng là để bọn họ giám thị chàng thôi.
- Không được nói lung tung.
Lý Nham nghiêm nghị nói:
- Tính cách Sấm vương trời sinh hào sảng, làm việc quang minh, là đại trượng phu hiếm có trong thế gian, người xưa dạy "Cho dù ơn nhỏ như giọt nước cũng phải dùng sông lớn báo đáp" (2), huống chi Sấm vương còn có ơn cứu mạng đối với vợ chồng ta, chúng ta đương nhiên phải dùng hết sức báo đáp, há có thể lấy bụng tiểu nhân đo lòng quân tử?
- Thiếp chỉ nói một chút thôi.
Hồng Nương Tử chu cái miệng nhỏ nhắn, tủi thân nói;
- Chàng làm dữ cái gì chứ?
- Nương tử, lão thất phu Hồng Thừa Trù này rất khó đối phó, hiện tại tình thế quân ta rất không ổn.
Lý Nham nhẹ nhàng xoa xoa lúm đồng tiền của Hồng Nương Tử, nói:
- Sấm vương tín nhiệm hai vợ chồng ta như vậy, lần này chúng ta nhất định phải giương cao đại kỳ của nghĩa quân ở Sơn – Thiểm, tranh thủ kiềm chế quan quân Đại minh càng nhiều càng tốt, như vậy mới có thể giảm bớt áp lực cho Sấm Vương ở Hà Nam.
- Dạ.
Hồng Nương Tử nhẹ nhàng dạ một tiếng, dịu dàng nói:
- Thiếp hoàn toàn nghe theo lời chàng.
Đại Đồng, trong đại viện của Vương gia.
Lã Lục đang so chiêu với Nộn Nương, Vương Phác và Trần Viên Viên đứng bên cạnh xem.
Chuyện này phải nói nhắc lại từ Trần Viên Viên, ngày đó sau khi Vương Phác từ chối thu nhận Nộn Nương làm vợ kế, Trần Viên Viên cũng không dễ dàng bỏ cuộc, mà suy nghĩ tim biện pháp xử lý dung hòa, nàng đề nghị để Nộn Nương giả trai làm thân binh bên cạnh Vương Phác, bởi vì Nộn Nương là phụ nữ, không như Tiểu Thất, Lã Lục đều là đàn ông, khi xuất chinh bên ngoài, nàng có thể chăm sóc hàng ngày cho Vương Phác tốt hơn.
Quan trọng hơn là, Nộn Nương cũng biết võ, điều này do Trần Viên Viên tình cờ phát hiện ra.
Sau khi Vương Phác dẫn binh xuất chinh đánh Mông Cổ, có một ngày Trần Viên Viên nhớ hắn, bèn lấy khẩu súng hắn tặng nàng ra ngắm nghía, vừa lúc Nộn Nương nhìn thấy, Nộn Nương liền nhân cơ hội tới cùng ngắm nhìn hồi lâu, lộ vẻ rất thích thú không muốn rời tay, Trần Viên Viên hỏi tới, mới biết từ nhỏ Nộn Nương đã thích chơi súng, còn luyện được thuật bắn súng rất khá.
(Có sách nói súng kíp thời Minh được làm cẩu thả, tỷ lệ bắn trúng mục tiêu không cao, là không đúng, thật ra công nghệ chế tạo súng thời Minh đã khá tinh xảo. Khi còn bé, nhà Kiếm Khách ở nông thôn, trong thôn có nhiều thợ săn, họ dùng súng Etpigon do thợ rèn ở thị trấn ché tạo, đạn được lắp từ nòng súng, nòng súng là một ống sắt nguyên thủy nhất, không có rãnh nòng, đạn cũng được cưa ra từ ống sắt, hở rất nhiều với lòng nòng súng, áp suất nổ của thuốc súng rất kém, nhưng loiaj súng này vẫn có thể thường xuyên bắn trúng mục tiêu ở cách mười mấy thước, đang chạy với tốc độ cao như heo rừng. Còn với thợ săn có kinh nghiệm có thể trong vòng trăm thước bắn trúng mục tiêu là một tấm gỗ một mét vuông, đây là Kiếm Khách tận mắt nhìn thấy)
Rất nhanh, Trần Viên Viên liền biết chẳng những Nộn Nương biết bắn súng mà còn biết võ.
Nộn Nương quả thật biết võ nghệ, do cha của nàng là Cát Quảng dạy. Mặc dù Cát Quảng chỉ là bách hộ, nhưng võ công không tầm thường. Bởi vì Non Nương là con gái, Cát Quảng dạy nàng theo năng khiếu, chú trọng dạy những môn võ khác biệt, một là trường tiên (roi dài), hai là khinh công. Nộn Nương có năng lực hiểu biết rất cao, còn trẻ mà đã luyện được một thân tuyệt kỹ, khinh công càng xuất sắc, mấy tên đàn ông võ nghệ tầm thường đừng hòng đụng được vào chéo áo của nàng.
Hồi đó, ở cửa ải khe Phù Đồ, vì bảo vệ Nộn Nương Cát Quảng đã đánh cho nàng ngất đi, lại kéo hai gã binh sĩ chết trận đặt lên người nàng, cho nên nàng mới tránh được nạn. Bằng không, với võ nghệ của mình, nhất định Nộn Nương sẽ theo cha liều chết mà đánh, cuối cùng cũng khó tránh khỏi chết dưới tay bọn giặc cướp.
Bởi vì Nộn Nương biết võ, Trần Viên Viên càng muốn nàng làm thân vệ bên cạnh Vương Phác.
Trần Viên Viên ra sức thuyết phục, Vương Phác cũng động tâm, nghĩ đến khi xuất chinh bên ngoài, nếu có một nha đầu xinh đẹp như Nộn Nương đi theo bên cạnh, cũng là chuyện tốt, khiến hắn thêm vui tai vui mắt. Nhưng Vương Phác không tin nha đầu nhỏ tuổi này biết võ nghệ, càng không tin đôi tay thon nhỏ, vừa trắng vừa mềm kia lại biết bắn súng.
Vì thế Trần Viên Viên liền sắp xếp cuộc tỷ võ hôm nay, mục đích là muốn cho Nộn Nương biểu diễn một chút võ nghệ và thuật bắn súng của nàng trước mặt Vương Phác.
Lúc này, Nộn Nương đã giao đấu với Lã Lục hai mươi mấy chiêu.
Lúc đầu, Lã Lục còn không dám dùng hết sức, sợ làm vị tiểu cô nương yểu điệu này bị thương, nhưng càng đánh gã càng kinh ngạc, về sau đành phải đem hết vốn liếng ra mà đọ sức với Nộn Nương. Tuy Lã Lục cao lớn vạm vỡ, từng đường quyền cước xé gió đầy uy lực, nhưng ngay cả một chéo áo của tiểu cô nương này cũng không chạm đến được. Hai người vờn nhau trong sân cả buổi, trong khi Lã Lục đã mệt đến nỗi thở hồng hộc, nhưng Nộn Nương vẫn ung dung, mặt không đỏ, tim không đập nhanh, như không có chuyện gì xảy ra vậy.
Thừa dịp Lã Lục nôn nóng và sốt ruột, chỉ lo truy đuổi nhưng không đề phòng, Nộn Nương bỗng nhiên xoay tay một cái, ngọn roi quấn lấy cổ chân Lã Lục, theo quán tính Lã Lục vẫn lao tới trước, nhưng hai chân đã bị ngọn trường tiên của Nộn Nương quấn chặt, nhất thời mất trọng tâm, ngã chỏng gọng trên mặt đất.
Thật ra thì, trận tỷ võ hôm nay rất không công bằng, bởi vì Nộn Nương là nha hoàn thiếp thân của phu nhân, Lã Lục sợ đả thương nàng cho nên không dám đánh hết sức, điều đó vô hình trung hạn chế chiêu số của gã, khiến gã bị thua thiệt. Tuy nhiên, dù là như vậy, cũng đủ để chứng minh võ nghệ của Nộn Nương không tệ, bởi vì muốn đánh ngã Lã Lục không phải là điều dễ dàng.
Ngay cả dũng mãnh như Đao Ba Kiểm, có đánh hơn hai trăm chiêu cũng không đánh ngã được Lã Lục.
Vương Phác thấy cảnh đó, mở rộng tầm mắt, nói một cách phổi bò:
- Lục nhi, ngươi cũng quá vô dụng, ngay cả một tiểu cô nương cũng không thắng nổi.
Tiểu Thất nãy giờ cũng tới xem cuộc tỷ võ, hùa theo chê cười:
- Đúng vậy, thường ngày không phải ngươi rất trâu bò sao? Ngay cả Đao Ba Kiểm ngươi cũng dám trêu vào, nhưng sao bây giờ, ngay cả một cô bé cũng không đấu lại? Lục nhi, tốt nhất là ngươi đi mua mấy đồng đậu hũ về đập đầu tự tử chết đi là vừa!
Vương Phác chê cười, Lã Lục không dám cãi, nhưng Tiểu Thất cũng chế nhạo, Lã Lục không phục, bèn châm chọc ngược lại:
- Thất ca, huynh ngồi một bên nói mát thì anh hùng hảo hán cái chỗ nào? Có bản lĩnh thì huynh tới so chiêu với Nộn Nương thử xem! Hừ, chỉ sợ là chưa tới mười chiêu là huynh đã lăn ra đất rồi!
- Nói cái gì?
Tiểu Thất tức giận nói:
- Có tin là Thất ca ta đánh ngươi không?
Lã Lục cười khà, nói:
- Nói vậy là, Thất ca muốn so chiêu với tiểu đệ trước?
- Ngươi...
Tiểu Thất nhất thời cứng họng, trợn mắt nhìn Lã Lục một cách dữ tợn, cũng không dám động thủ thật sự. Tiểu Thất biết rõ võ nghệ của Lã Lục, ngay cả Đao Ba Kiểm cũng e ngại gã ba phần, Tiểu Thất càng không phải là đối thủ của gã, thường ngày ỷ lớn tuổi hơn, cho nên mới tỏ vẻ ta đây với Lã Lục, nếu Lã Lục hung lên, Tiểu Thất không có cách đối phó.
Lúc này Nộn Nương giải vây cho Tiểu Thất, cười duyên nói:
- Nghe nói Thất Ca bắn súng rất giỏi, tiểu muội muốn so tài bắn súng với Thất ca.
(1) Viên môn: ngày xưa vua đi tuần ở ngoài, đến chỗ nào nghỉ thì xếp xe vòng xung quanh làm hàng rào, mà để một chỗ ra vào, hai bên để xe dốc xuống càng xe ngỏng lên để làm dấu hiệu, cho nên gọi là viên môn, về sau người ta cũng gọi ngoài cửa các dinh các sở là viên môn.
(2) Nguyên văn: Tích thủy chi ân đương dũng tuyền tương báo
Tiểu Thất nghe vậy tinh thần liền tỉnh táo, đưa mắt nhìn Vương Phác hỏi ý, lộ rõ vẻ nóng lòng muốn thử. Gã này đúng là bắn súng khá tốt, trong vòng trăm bước bắn hình nhân, mười phát trúng chín, ngay cả Đại Hồ Tử, đội trưởng đội hỏa súng cũng không dám khoe khoang có thể chắc chắn thắng y.
- Tốt.
Vương Phác gật đầu nói:
- Tiểu Thất, người so tài bắn súng với Nộn Nương đi.
- Dạ.
Tiểu Thất đáp, quay lại nhìn Nộn Nương:
- Nộn Nương, ngươi nói cách thức so tài đi.
Nộn Nương chỉ tay vào mười mấy cái hũ sành đặt trên đầu tường phía trước, nói:
- Bắn tự do, trong thời gian tàn một nén nhang, ai bắn trúng nhiều hũ hơn, người đó thắng.
- Được.
Tiểu Thất đưa mắt nhìn ước lượng khoảng cách, dãy hũ trên tường cách đó chừng ba bốn mươi bước, tuy mục tiêu hơi nhỏ so với hình nhân, nhưng khoảng cách cũng gần, liền tùy ý đáp:
- Ai bắn trúng nhiều hũ hơn là thắng.
Vương Phác nói;
- Lục nhi, ngươi đi lấy hai khẩu súng.
Nộn Nương nói:
- Lục ca chỉ cần lấy một khẩu cho Thất ca là được, tiểu tỳ dùng khẩu này.
Câu này là Nộn Nương nói với Vương Phác, nàng vừa dứt lời, liền như ảo thuật, từ phía sau lấy ra một khẩu súng ngắn, Vương Phác ngẩn người nhìn, rõ ràng khẩu súng này là do vị thầy tu người Tây tên là Johnson gì đó, đưa cho hắn. Vương Phác đã đưa nó cho Trần Viên Viên để nàng phỏng thân, không ngờ Trần Viên Viên lại đưa cho Nộn Nương.
Rất nhanh, Lã Lục tới phòng bên cạnh cầm ra một khẩu súng đã lắp đạn, một sừng trâu đựng thuốc súng và một túi nhỏ đạn chì, giao cho Tiểu Thất. Trên tay Nộn Nương chỉ có khẩu súng ngắn, không thấy sừng trâu đựng thuốc súng, cũng không thấy túi đựng đạn chì, chỉ thấy nàng vừa cầm súng hướng về phía tường, liền giơ súng lên, sẵn sàng tư thế chuẩn bị bắn.
Tiểu Thất không dám chậm trễ, vội bước tới đứng song song với Nộn Nương, nâng khẩu súng lên trước ngực, cũng trong tư thế sẵn sàng bắn.
Trần Viên Viên châm lửa đốt một nén nhang, Vương Phác ra lệnh một tiếng Nộn Nương và Tiểu Thất đồng thời nổ súng, chỉ nghe một tiếng nổ thật lớn, hai cái hũ trên đầu tường phía trước liền vỡ nát. Bởi vì đây là bắn tự do, thời gian lắp đạn có thể quyết định thắng bại, cho nên Tiểu Thất không dám chậm trễ, vội dùng tốc độ nhanh nhất để lắp đạn tiếp.
Lúc này, chuyện làm người ta kinh ngạc nhất xảy ra, Tiểu Thất mới vừa nhồi được một chút thuốc súng, Nộn Nương đã lại giơ súng lên , chỉ nghe "đoành" một tiếng, một cái hũ nữa trên tường liền vỡ nát. Tiếng súng đột ngột này khiến Tiểu Thất kinh ngạc, quay lại nhìn sững sờ Nộn Nương, quên cả nhồi thuốc súng.
Không thể nào, tuyệt đối không thể có chuyện này!
Trong đầu Tiểu Thất chỉ có ý nghĩ như vậy. Tốc độ nhồi thuốc súng của y xem như đã rất nhanh, nhưng so với y, Nộn Nương còn nhanh hơn, mà không chỉ nhanh hơn một chút, mà là nhanh hơn rất nhiều! Theo tốc độ vừa rồi, chỉ sợ khi Tiểu Thất nhồi xong thuốc súng để bắn phát thứ hai, sợ là Nộn Nương đã bắn được ít nhất năm phát rồi!
Cái tốc độ này, thật sự khiến người ta giật mình!
Tiểu Thất giật mình, Vương Phác và Lã Lục càng giật mình nhiều hơn, do Tiểu Thất bận nhồi thuốc súng, cho nên không thấy được Nộn Nương làm thế nào để lắp đạn, nhưng Vương Phác và Lã Lục thì nhìn thấy rõ ràng. So với Tiểu Thất tay chân luống cuống, Nộn Nương lại có vẻ rất ung dung, chỉ thấy nàng điềm tĩnh lấy một túi gấm từ phía sau ra, lấy từ trong túi một khúc gì đó nhét vào trước nòng súng, lại lấy ống thông nòng nhét vật đó vào trong nòng súng, ép chặt.
Tiếp đó nàng lấy một sợi dây thép thọc vào nòng hai cái, lại nghiêng súng gõ nhẹ hai cái, rồi kế đó đặt ngón tay lên cò súng, giơ súng lên nhắm vào cái hũ trên tường phía trước, Vương Phác và Lã Lục còn chưa kịp hiểu ra, Nộn Nương đã nhẹ nhàng kéo cò, chỉ nghe "đoành" một tiếng, cái hũ trên tường liền vỡ tan.
Trước tốc độ lắp đạn nhanh như vậy của Nộn Nương, Tiểu Thất ngẩn ra, Vương Phác cũng ngẩn người.
Đến lúc Nộn Nương chuẩn bị bắn phát thứ ba, Vương Phác mới phục hồi tinh thần, lớn tiếng quát:
- Ngừng lại!
Bàn tay vừa mới giơ lên của Nộn Nương lại để xuống, quay đầu lại nhìn Vương Phác, thản nhiên cười. Tiểu Thất cũng quay đầu lại, khổ sở nhìn Vương Phác, mặt lộ ra cái vẻ, thua trận này ta sẽ không nhắm mắt được.
Vương Phác đi tới trước mặt Nộn Nương, vội vàng hỏi:
- Nộn Nương, vừa rồi ngươi bỏ vào nòng súng vật gì vậy?
Nộn Nương đáp với giọng trong trẻo:
- Dạ đó là thuốc súng và đạn ạ.
Vương Phác đưa tay gỡ cái túi gấm Nộn Nương đeo bên hông, mở ra, chỉ thấy bên trong là mười mấy vật như vậy, thoạt nhìn những thứ này hơi giống xì gà, nhưng ngắn hơn, Vương Phác nghe được mùi thuốc súng và mùi dầu.
Vương Phác lấy ra một một cái, hỏi Nộn Nương:
- Là cái này?
Khuôn mặt Nộn Nương ửng hồng, không biết vì kích động hay hay vì động tác tháo túi gấm của Vương Phác khiến nàng ngượng ngùng. Nghe Vương Phác hỏi, Nộn Nương khẽ dạ, rồi giải thích:
- Tiểu tỳ cảm thấy nhồi thuốc súng từ họng súng rất phiền phức, nếu không cẩn thận, nhấn xuống cò súng có thể gây cướp cò, rất nguy hiểm, cho nên đã nghĩ ra một cách.
Trong đầu Vương Phác mơ hồ nghĩ tới điều gì đó, nhưng nhất thời không sao nắm bắt được rõ ràng, liền máy móc hỏi:
- Cách gì?
Nộn Nương nói:
- Tiểu tỳ cắt một miếng giấy dày, cuốn tròn lại, dùng hồ dán chặt, đường kính cuốn giấy vừa bằng lòng trong của nòng súng, sau đó bịt một đầu lại, bên trong nhồi thuốc súng và đạn chì, lại bịt tiếp đầu kia, cuối cùng bôi một chút dầu trơn bên ngoài cuốn giấy, sẽ rất dễ dàng đút cuốn giấy vào nòng súng. Sau khi lắp cuộn giấy chứa thuốc súng vào nòng xong, lại dùng một thanh sắt mảnh đút vào cửa nạp thuốc súng, đầu nhọn thanh sắt đâm rách một đầu cuốn giấy, làm cho một chút thuốc súng tràn ra trên cửa nạp, thế là có thể sẵn sàng để bắn được rồi.
Rốt cuộc Vương Phác nhớ ra, thứ Nộn Nương làm ra, không phải là đạn vỏ giấy, một phát minh của người Thụy Điển hay sao? Do sự xuất hiện của đạn vỏ giấy, đã tạo nên một cuộc cách mạng về nâng cao tốc độ bắn cho loại súng hỏa mai, uy lực của súng ống mới chính thức tạo thành ưu thế áp đảo đối với vũ khí lạnh.
- Nộn Nương, ngươi thật sự rất thông minh.
Trong tâm trạng kích động, Vương Phác đã thực hiện một động tác khiến tất cả mọi người đều bất ngờ, hắn chợt đưa hai tay xoa xoa khuôn mặt nhỏ nhắn của Nộn Nương, rồi nhích tới hôn nhẹ lên trán nàng, cười ha hả nói;
- Nộn Nương, thật sự là là ngươi đã giúp ta rất nhiều.
Trong thoáng chốc, khuôn mặt nhỏ nhắn của Nộn Nương còn đỏ hơn ráng chiều, nàng ưm một tiếng, liền xoay người chạy trốn.
Tiểu Thất và Lã Lục cười lớn với vẻ mặt mập mờ, vẻ mặt của hai người là cái kiểu "quả nhiên là như thế", một tiểu nha đầu yểu điệu non nớt như Nộn Nương, suốt ngày chạy tới chạy lui trước mặt tướng quân, không phải sớm muộn gì cũng trở thành người của tướng quân sao? Hôm nay thấy cảnh này, bọn họ không bất ngờ chút nào.
Trần Viên Viên cũng nhìn Vương Phác bằng ánh mắt như cười như không, không biết trong lòng đang nghĩ cái gì.
- E hèm...
Lúc này Vương Phác mới nhận ra hành động của mình hơi quá, vội nhìn Trần Viên Viên giải thích:
- Nương tử, chuyện này không như nàng nghĩ đâu, vừa rồi chẳng qua là không kìm được vui mừng...
Trần Viên Viên duyên dáng nhìn Vương Phác, chỉ cười chứ không lên tiếng.
Vương Phác cảm thấy hết sức lúng túng, Trụ Tử bỗng bước vào, bẩm:
- Tam gia, Ngụy đại nhân lại tới nữa, còn dẫn theo thần y Liễu Diệp Tử nổi danh Sơn Tây, lại muốn xem bệnh cho Tam gia đấy ạ.
- Hỏng bét, bây giờ bổn tướng quân còn đang bị bệnh.
Vương Phác vỗ gáy, vội vàng căn dặn Lã Lục và Tiểu Thất:
- Mau lên, hai ngươi mau đi chuẩn bị, lấy ra tất cả đồ Lý Lão Đa giao cho, mau đi. Nương tử cũng đừng đứng đó, mau về phòng với ta! Hơ, nàng đừng cười chứ, tướng công của nàng ngã bệnh mà, bệnh đến nỗi sống dở chết dở, hẳn là nàng rất đau buồn... Đúng rồi, phải buồn rầu ảm đạm mới được.
Bên trong đại viện của Vương gia một trận náo loạn, đến khi Tri phủ Đại Đồng Ngụy Đại Bản dẫn theo Liễu thần y tới phòng lò sưởi của Vương Phác, tất cả đều đã chuẩn bị xong, họ chỉ thấy Vương Phác đang nằm ngủ mê man trên giường, mặt vàng khè, lại pha xanh xanh, trong phòng nồng nặc mùi thuốc. Trần Viên Viên và Nộn Nương lặng lẽ đứng bên giường rơi lệ, có vẻ hết sức đau lòng.
Nhắc lại, công văn của Ty Lễ giám cùng với bộ Binh, Đô đốc phủ ngũ quân thúc giục Vương Phác trở về kinh nhậm chức đã được gửi tới Đại Đồng hơn nửa tháng, nhưng hết lần này tới lần khác, Vương Phác đều "bệnh", hơn nữa bệnh rất nặng. Ngụy Đại Bản đã hai lần mang theo công văn tới thăm hỏi, nhưng bởi vì bệnh tình trầm trọng của Vương Phác, cho nên không cách nào giao cho hắn.
Lần này Ngụy Đại Bản dẫn theo thần y Liễu Diệp Tử, hiển nhiên là đã có chuẩn bị.
Tuy nhiên khi Ngụy Đại Bản nhìn thấy Vương Phác lần thứ ba, trên khuôn mặt vẫn thoáng hiện một tia lo âu, dường như bệnh tình của Vương Phác còn nặng hơn so với lúc gặp mặt hai lần trước. Đây cũng không phải là Ngụy Đại Bản quan tâm đến chuyện sống chết của Vương Phác, mà chủ yếu là vì công văn chưa giao được, Ngụy Đại Bản không yên tâm.
Tuy Vương Phác là võ tướng, hệ thống văn quan, võ tướng không do Ngụy Đại Bản quản lý, nhưng thân phận trước mắt Vương Phác là Phò mã Đại Minh, đang có đại tang, chứ không phải là Đề đốc Kinh doanh gì gì đó, mà Ngụy Đại Bản lại tri phủ Đại Đồng, cho nên nhiệm vụ thúc giục Vương Phác rơi vào người ông ta.
- Phò mã gia?
Ngụy Đại Bản đi tới bên giường, khẽ gọi:
- Phò mã gia? Hạ quan Ngụy Đại Bản tới thăm ngài.
- Hả? À...
Vương Phác mở đôi mắt mỏi mệt ra, đưa tay gỡ gỡ mấy cục ghèn vàng đục, nói bằng giọng yếu ớt:
- Là Trương công công à?
Khuôn mặt Ngụy Đại Bản lộ vẻ sầu thảm, thầm nghĩ ngay cả mình mà Phò mã gia cũng không nhận ra, xem ra quả thật là bệnh nguy kịch rồi, liền quay đầu lại nói với Trần Viên Viên:
- Phu nhân bổn quan mời danh y Liễu Diệp Tử giỏi nhất Sơn Tây tới xem bệnh cho ngài, ngài xem bây giờ có thể để cho Liễu thần y bắt mạch chẩn bệnh không?
Trần Viên Viên lau nước mắt, hướng về phía Liễu Diệp Tử thi lễ, đau buồn nói:
- Vậy xin làm phiền Liễu thần y.
- Không dám.
Thần y Liễu Diệp Tử là một người hơn năm mươi tuổi, ôm quyền đáp lễ, rồi tới bên giường ngồi xuống, đặt hòm thuốc mang theo bên mình lên giường. Trần Viên Viên vội vàng bước tới kéo tay phải của Vương Phác từ trong chăn ra, Liễu Diệp Tử nhẹ nhàng đặt ba ngón trỏ, giữa và áp út lên cổ tay Vương Phác, bắt đầu chẩn mạch.
Không bao lâu sau, sắc mặt Liễu thần y chợt thay đổi.
Ngụy Đại Bản khẩn trương hỏi:
- Liễu thần y, bệnh tình Phò mã gia thế nào?
Liễu thần y buông tay ra, nói:
- Ngụy đại nhân, lão phu có thể nói chuyện riêng với đại nhân một lát không?
Ngụy Đại Bản nhìn Trần Viên Viên xin phép, rồi theo Liễu thần y rời khỏi phòng, thấp giọng hỏi;
- Liễu thần y, bệnh tình của Phò mã gia rốt cuộc như thế nào?
Liễu thần y thở dài, nói;
- Ngụy đại nhân, thật sự là lão phu chẩn đoán không ra bệnh của Phò mã gia.
- Hả?
Ngụy Đại Bản giật mình nói:
- Ngay cả ngài cũng không biết Phò mã gia bị bệnh gì?
Liễu thần y gật đầu, nói:
- Mạch của Phò mã gia lúc trầm lúc phù, lúc chậm lúc nhanh, lúc yếu lúc mạnh, lúc đứt lúc nối, lão phu làm nghề y hơn bốn mươi năm, chưa bao giờ gặp phải loại mạch quái lạ như vậy. Sắc mặt Phò mã gia vàng ệch lại pha xanh, lưỡi vàng không sạch, hơi thở tanh hôi, móng tay xanh hơi tím, những triệu chứng này cho thấy tính mạng của Phò mã gia nhanh chóng sắp tận rồi, nhưng lão phu nghe lời nói, xem cử động của người lại thấy sức sống của người vẫn tràn đầy như cũ. Thật lạ lùng, thật không sao hiểu nổi!
- Chuyện này...
Ngụy Đại Bản khó xử nói:
- Thế này thì bổn quan biết tấu lên thánh thượng như thế nào đây?
Ngụy Đại Bản quả thật là khó xử, bởi vì Vương Phác là đương kim phò mã, chuyện này liên quan đến công chú Trường Bình, còn liên quan đến thể diện của hoàng đế, cho dù chính xác là Phò mã gia bị bệnh gì, cũng không thể nói lung tung, làm không tốt, nhỡ vô ý đắc tội với người ta, không khéo con đường làm quan của ông ta sẽ đi tong!
Ngụy Đại Bản không ngừng cân nhắc, lại đành phải dâng lên một bản tấu: "Phò mã gia lại nhiễm bệnh nhẹ, đi lại không tốt."
Trong phòng lò sưởi của Vương Phác.
Chờ Ngụy Đại Bản và Liễu Diệp Tử đi rồi, Vương Phác liền tung chăn xoay mình ngồi dậy, luôn miệng kêu lên:
- Nộn Nương, mau đi múc nước, mau đi múc nước!
- Tướng quân, tiểu tỳ đã cho người chuẩn bị sẵn rồi.
Nộn Nương nói xong liền đem nước súc miệng tới trước mặt Vương Phác, Vương Phác vội chụp lấy, trút vào trong miệng, súc miệng kêu òng ọc. Nộn Nương đứng gần, nghe mùi hôi thối nồng nặc, liền chun cái mũi khả ái lại, dịu dàng hỏi:
- Tướng quân, Lý Lão Đa bôi cái gì vào miệng ngài vậy? Sao mùi khó nghe quá?
- Ai biết?
Vương Phác súc miệng tới ba lần, mới cảm thấy trong miệng dễ chịu được một chút, tức giận nói:
- Hừ, thối muốn chết!
Trần Viên Viên bưng một chậu nước đặt trước mặt Vương Phác, nhúng khăn lông vào nước nóng thấm ướt ròi vắt nhẹ, dịu dàng nói:
- Tướng công, chàng lau mặt đi, để thế này trông thật là dọa người.
- Hừm.
Vương Phác nhận lấy khăn lông, vừa kỳ cọ khuôn mặt, vừa nói:
- Cũng không biết trò bịp này của Lý Lão Đa có qua mặt được Liễu thần y kia không, chỉ mong là không bị lộ.
Trần Viên Viên nói:
- Lý Lão Đa là con cháu đời sau của thần y Lý Thời Trân, y thuật rất cao minh, Liễu thần y kia làm sao có thể nhìn ra thủ đoạn của Lý Lão Đa được?
- Cái gì? Lý Lão Đa là hậu nhân của Lý Thời Trân? Sao ta không biết vậy?
Trần Viên Viên thản nhiên cười, dịu dàng nói:
- Lý Lão Đa cũng không phải là người chuộng hư danh, tướng công không hỏi ông ấy, đương nhiên ông ấy cũng lười nói, tình cờ thiếp thấy trên một cuốn sách thuốc của ông ấy có viết ba chữ "Lý Thời Trân", mới biết ông ấy là hậu nhân của danh y họ Lý.
- Thảo nào.
Vương Phác chắc lưỡi nói;
- Thảo nào ngay cả bệnh của cô nương kia, Lý Lão Đa cũng có thể trị lành.
Cô nương mà Vương Phác nhắc đến là sủng phi của Hoàng Thái Cực, thần phi Hải Lan Châu. Lúc Vương Phác dẫn quân đánh vào Thịnh Kinh, Hải Lan Châu đã bị bệnh nguy kịch, xem chừng không còn sống được bao lâu nữa, nhưng Lý Lão Đa lại kéo nàng trở về từ Quỷ Môn quan, lúc đó Lý Lão Đa nói là nhờ cưỡi ngựa nên khí huyết tích ứ trong trong lồng ngực nàng bị đánh tan, bây giờ nghĩ lại, chuyện đó cũng không đơn giản như vậy, rõ ràng là Lý Lão Đa đã dùng y thuật cao siêu cứu sống Hải Lan Châu.
Vừa nghĩ tới Hải Lan Châu, trước mắt Vương Phác liền hiện lên gương mặt mỹ lệ và dáng vẻ nở nang mà yểu điệu của nàng ta. Phải nói, Hải Lan Châu cũng là một đại mỹ nhân nghiêng nước nghiêng thành, so với Trần Viên Viên cũng không thua kém bao nhiêu, chỉ tiếc là lúc ở Tế Ninh, hắn đã để cho hai nữ thích khách cứu nàng đi, cũng không biết bây giờ thế nào?
Vì Lý Lão Đa, Vương Phác nhớ tới Hải Lan Châu, vì Hải Lan Châu, hắn lại nhớ tới hai nữ thích khách đã gặp ở Tế Ninh, trước mắt hắn như hiện lên hình dáng khỏe đẹp, duyên dáng của hai nàng. Vương Phác không biết, một trong hai nữ thích khách là Hồng Nương Tử đã theo Lý Nham đánh tới Mễ Chi.
Mễ Chi là một huyện phía bắc của phủ Diên An. Lý Tự Thành và Trương Hiến Trung cũng là người Duyên An, biệt danh Bát Đại Vương Trương Hiến Trung là mấy chữ y thêu trên đại kỳ tạo phản giương lên ở huyện Mễ Chi. Còn Lý Tự Thành, mặc dù là người Mễ Chi, nhưng theo Cao Nghênh Tường tạo phản ở huyện Kim, còn có đại danh là Vô Định Hà, là dòng sông chảy từ huyện Mễ Chi bên cạnh qua.
Vợ chồng Lý Nham, Hồng Nương Tử dẫn đội quân hai ngàn người gồm con em ở huyện Kỷ, cùng với Mã Thủ Ứng, Hạ Nhất Long, Hạ Cẩm, Lưu Hi Nghiêu, Lận Dưỡng Thành dẫn ba ngàn tinh binh từ huyện Giáp lên đường, chỉ mất chưa tới nửa tháng đã đánh tới huyện Mễ Chi, dọc đường hâu như không vấp phải bất cứ sự kháng cự nào, có thể nói là không đánh mà thắng, liền đánh trở về quê quán của Lưu tặc.
Trên thực tế, các châu các phủ, các vệ các sở dọc đường, muốn ngăn chặn nhưng hữu tâm vô lực, trải qua nhiều năm chiến tranh loạn lạc như vậy, thực lực, binh lực của triều Đại Minh hầu như dã tiêu hao hết, vương triều nhà Minh của dòng họ Chu đã chuẩn bị sụp đổ. Sở dĩ triều đại này vẫn còn kéo dài hơn tàn, hoàn toàn là nhờ vào quán tính của vương triều từng có sức mạnh khổng lồ.
Lại nói, toàn bộ binh lực các vệ sở của ba trấn vùng biên của Thiểm Tây là Duyên Tuy, Cam Túc và Ninh Hạ, cũng chưa tới năm vạn quân, tổng đốc tam biên Thiểm Tây hàm Binh bộ Thị lang Phó Tông Long phải chắp vá lung tung, lại tụ quân với tinh binh của Hạ Nhân Long, Mãnh Như Hổ, Tả Lương Ngọc, mới miễn cưỡng tập trung được tám vạn quân.
Khi tám vạn đại quân mà Phó Tông Long thật vất vả mới gom góp được, tiến về Đồng Quan ở phía đông, chuẩn bị phối hợp với Hồng Thừa Trù tiễu trừ Lý Tự Thành ở Hà Nam, ba biên trấn hậu phương của Thiểm Tây khó tránh khỏi trở nên trống không, dưới tình hình như thế, Lý Nham và đám Mã Thủ Ứng đánh một mạch, thế như chẻ tre tới Thiểm Tây, lại dễ dàng công chiếm huyện Mễ Chi.
Đối với mọi động tĩnh của đội quân sở thuộc của Lý Nham, thật ra Phó Tông Long đều biết rõ.
Đã sớm có báo cáo của thám tử, có có một đội quân Lưu tặc từ khu vực huyện Mạnh vượt sông Hoàng Hà ở phía bắc, đang bí mật lẻn về hướng tây bắc, nhưng Phó Tông Long cũng không bận tâm mấy về đội quân nhỏ này, chỉ nghiêm lệnh cho các châu phủ, vệ sở dọc đường tăng cường phòng vệ, nghiêm túc ngăn trở, nhưng không phái đại quân tiến hành bao vây chặn đánh, thậm chí Phó Tông Long không báo cáo chuyện này lên Hồng Thừa Trù và kinh sư.
Sự lơ là qua loa của Phó Tông Long rốt cuộc gây nên họa lớn.
Để tiễu trừ Lý Tự Thành ở Hà Nam, hoàng đế Sùng Trinh đã triệu tập ba lộ quân đội của Hồng Thừa Trù, Phó Tông Long, Mã Sĩ Anh, tổng cộng hơn hai mươi vạn đại quân. Vốn có câu "Đại quân chưa động, lương thảo phải có trước", điều động hai mươi vạn quân, thì chỉ riêng lo bữa cơm cho quân sĩ thôi cũng là vấn đề lớn, lại còn tiền lương thì là một con số khổng lồ, nhưng quốc khố của triều Đại Minh đã trống rỗng từ lâu, tiền trong kho cũng đã hầu như không còn, hoàng đế Sùng Trinh không lấy đâu ra một hạt lương thảo, một lượng bạc!
Làm sao bây giờ?
Không còn cách nào, hoàng đế Sùng Trinh chỉ có thể hạ lệnh cho Hồng Thừa Trù, Phó Tông Long, Mã Sĩ Anh tự lo việc đó! Mã Sĩ Anh dựa vào Giàng Nam, có thuế má ở Giang Nam làm hậu thuẫn, lương bổng không là vấn đề. Hồng Thừa Trù cũng có thể chặn đường đoạt lương thực vận chuyển bằng đường thủy trên các sông đào, tiền lương quân sĩ thì cũng có thể giữ lại một phần tiền thuế của Giang Nam, nhưng Phó Tông Long thì vô phương!
Phó Tông Long phải làm thế nào? Không còn cách nào khác, chỉ có thể tăng thuế ở tỉnh Thiểm Tây, đổ hết gánh nặng lên đầu dân chúng!
Thiểm Tây vốn là tỉnh rất nghèo, mới vừa liên tục chịu ba năm hạn hán lớn, dân chúng các phủ huyện vốn cũng đã bắt đầu gặm vỏ cây, đào rễ cỏ mà ăn, mùa đông năm nay lại vừa trải qua một trận bão tuyết hiếm thấy, một số thương nhân và phú hộ lòng dạ hiểm độc nhân cơ hội tích trữ lương thực, ào ào nâng giá lương thực, người dân vừa đói vừa lạnh, sắp không sống nổi nữa rồi, thế nhưng trong tình cảnh như thế, không những quan phủ không phát lương thực cứu giúp thiên tai, mà ngược lại còn tăng thêm thuế má!
Đến lúc này, dân chúng Thiểm Tây thật sự không còn đường sống, đây chính là quan bức dân phản, dân phải phản!
Đúng lúc đó, đoàn quân của Lý Nham kéo vào Thiểm Tây, giống như một đốm lửa ném vào trong đống củi, chỉ trong thoáng chốc ngọn lửa tạo phản hừng hực đã rực cháy khắp tỉnh Thiểm Tây!
Khi tin tức quân khởi nghĩa đánh tới Mễ Chi truyền ra, phủ Duyên An, Phủ Khánh Dương, phủ Bình Lương đều làm phản, dân chúng nghèo khổ cùng đường dồn dập khởi nghĩa vũ trang, đánh quan phủ, thân sĩ, cường hào, trước hết hè nhau cướp phá một phen, rồi dắt díu nhau tới Mễ Chi xin nương dựa nghĩa quân Lý Nham. Chỉ chưa tới nửa tháng, quân khởi nghĩa của Lý Nham đã từ năm ngàn người tăng lên thành mấy vạn người, hơn nữa vẫn tiếp tục lớn mạnh với tốc độ tăng thêm mấy ngàn người một ngày.
Đến khi Phó Tông Long phát hiện sự lủng củng trong nội bộ, nhận thấy đại sự không ổn, Lý Nham đã thành công, tình hình ở Sơn Tây, Thiểm Tây đã thành xu thế của một đốm lửa nhỏ lan ra khắp cánh đồng, Phó Tông Long muốn khống chế cũng không được nữa!
Đại viện của Vương gia ở Đại Đồng.
Thấm thoát đã tới đầu tháng tư năm mười lăm niên hiệu Sùng Trinh, Vương Phác giả bộ bệnh đã gần một tháng.
Trong khoảng thời gian này, Vương Phác không rời khỏi nhà nửa bước, luôn quấn quýt bên Trần Viên Viên. Trần Viên Viên cũng được hưởng thụ một thời gian hạnh phúc đủ đầy... Lúc này, mới vừa ăn cơm trưa xong, Nộn Nương tìm cớ ra ngoài, ý tứ để Vương Phác và Trần Viên Viên được ở một mình với nhau mà tận hưởng hạnh phúc.
Ngắm nhìn dáng vẻ xinh đẹp, vô cùng quyến rũ của Trần Viên Viên, Vương Phác kìm lòng không đậu, nhẹ nhàng nắm lấy bàn tay thon nhỏ của Trần Viên Viên, kéo thân thể mềm mại nở nang của nàng vào lòng. Không biết vì bị Vương Phác ôm quá chặt, hay vì nguyên nhân gì, hơi thở của Trần Viên Viên bắt đầu trở nên dồn dập.
Hai tay Vương Phác mò mẫm trên thân thể mềm mại của Trần Viên Viên một lúc, rồi vén áo tơ của nàng lên, bắt đầu cởi dây lưng. Thật ra Trần Viên Viên đã sớm lòng xuân lai láng, nhưng lại nhẹ nhàng giữ hai tay Vương Phác lại, thở hổn hển nói:
- Tướng công, đừng!
Vương Phác thở dốc, nói:
- Tại sao?
Trần Viên Viên nói:
- Lý Lão Đa nói, có thai thì không được làm chuyện đó.
- Đừng nghe ông lão đó nói hươu nói vượn.
Vương Phác hổn hển nói:
- Cũng đã hơn ba tháng, không sao đâu.
- Tướng công, thiếp nghe theo chàng.
Trần Viên Viên ưm một tiếng, sau đó nằm xuống tấm thảm lông cừu mềm mại. Vương Phác tựa khuỷu tay xuống giường, lại đưa tay khẽ vuốt ve lúm đồng tiền xinh xinh trên má Trần Viên Viên, nồng nàn nhìn nàng đăm dăm. Trần Viên Viên cũng âu yếm nhìn Vương Phác, Vương Phác áp thân thể cường tráng của mình lên thân hình mềm mại của nàng...
Cung Càn Thanh ở Tử Cấm Thành.
Hoàng đế Sùng Trinh là một người cuồng công việc hiếm thấy, chỉ cần tấu chương của quan viên các nơi, cho dù không có gì rõ ràng cụ thể, ông ta cũng muốn đích thân xem qua, tấu chương tới ngày nào, phúc đáp ngày đó, tuyệt đối không để sang ngày hôm sau. Lúc này hoàng đế Sùng Trinh mới vừa vừa phê xong một bản tấu, đang chuẩn bị đi ngủ, thì đường báo của Tuần phủ Thiểm Tây Trần Thuần Đức, vượt tám trăm dặm khẩn cấp trình lên trên ngự án của hoàng đế Sùng Trinh.
Nếu như là tấu chương thông thường, vì lo cho long thể của hoàng đế Sùng Trinh, đôi khi Vương Thừa Ân còn có thể giữ lại cho hoàng đế đọc sau, nhưng đường báo khẩn từ tám trăm dặm đâu phải chuyện chơi? Chỉ có tin tức về dị tộc đưa quân xâm lấn, dân chúng tiến hành làm phản với quy mô lớn, hoặc là phiên vương khởi binh làm chuyện đại nghịch bất đạo, thì mới có tư cách để báo khẩn về từ tám trăm dặm, mà chuyện quan trọng như vậy, có ăn gan trời cũng không ai dám tạm thời giữ lại?
Với tâm trạng căng thẳng, Hoàng đế Sùng Trinh vội vàng mở đường báo của Trần Thuần Đức ra, sau khi gấp gáp đọc xong, liền giận tím mặt, gầm lên:
- Phó Tông Long vô năng! Phó Tông Long hại nước! Phó Tông Long đáng chết!
Dứt lời, hoàng đế Sùng Trinh liền ném đường báo xuống đất.
Vương Thừa Ân lặng lẽ bước tới nhặt đường báo lên, vội vã đọc lướt qua, lập tức biến sắc, cũng không dám nói gì, chỉ có thể cẩn thận đặt lại đường báo lên ngự án.
Hoàng đế Sùng Trinh đi tới đi lui thật nhanh trong đại điện, nỗi tức giận vẫn chưa tan:
- Trẫm giao đại sự Thiểm Tây cho hắn, đem Thiểm Tây tam biên quan hệ đến an nguy của Đại Minh giao cho hắn, là hy vọng hắn có thể ổn định tình thế, trấn an dân chúng, thay trẫm làm yên lòng bá tánh Thiểm Tây, thay trẫm trấn giữ cửa ngõ tây bắc của Đại Minh, nhưng kết quả thế nào?
Vừa nói hoàng đế Sùng Trinh lại bắt đầu gầm lên:
- Kết quả là hắn nhậm chức chưa tới hai tháng, đã làm cho Thiểm Tây tam biên trở thành tối tăm hỗn loạn, dân chúng lầm than, dân chúng các phủ Duyên An, Tây An, Bình Lương dồn dập nổi loạn, Phó Tông Long không xứng đối với kỳ vọng của trẫm dành cho hắn, hắn nhất định phải chịu trách nhiệm về cuộc nổi loạn Thiểm Tây!
- Vạn tuế gia.
Vương Thừa Ân cẩn thận lựa lời khuyên nhủ:
- Phó Tông Long vô năng, hẳn là phải chịu trách nhiệm về cuộc nổi loạn Thiểm Tây, vạn tuế gia có thể lập tức phái Cẩm y vệ bắt hắn về kinh hỏi tội, nhưng không thể không coi trọng cuộc nổi loạn ở Thiểm Tây, phải phái người tài giỏi và đắc lực đến đàn áp ngay.
- Nhưng phái ai đi đây?
Hoàng đế Sùng Trinh buồn bã nói:
- Cả triều văn võ cũng không ai có thể gánh nổi nhiệm vụ nặng nề này, đáng tiếc là Đại Minh mênh mông, dân chúng đông đúc, lại không có được một bề tôi có thể trợ giúp cho trẫm. Ài! Nếu có được một, hai Hồng Thừa Trù nữa thì tốt biết mấy, trẫm cũng không đến nỗi lo cái này, mất cái khác, yên đằng đông thì lại rối đằng tây...
Vương Thừa Ân nhỏ giọng nói:
- Vạn tuế gia, muốn chọn người đàn áp cuộc nổi loạn ở Thiểm Tây, thật ra thì có một người.
- Hả?
Hoàng đế Sùng Trinh hỏi;
- Đó là ai?
Vương Thừa Ân nhắc:
- Trước mặt không phải là Phò mã gia còn đang ở Đại Đồng sao? Sao Vạn tuế gia không ra ý chỉ, phong cho Phò mã gia tạm nhận hàm tổng binh Đại Đồng, chỉ huy quân quân Đại Đồng trấn áp cuộc nổi loạn Thiểm Tây, với tài cần binh thiện chiến của Phò mã gia, nô tỳ cho rằng sẽ khống chế được cuộc nổi loạn Thiểm Tây trong thời gian ngắn nhất.
- Ngươi muốn nói đến Vương Phác?
Đôi mày của hoàng đế Sùng Trinh liền chau lại, lẽ ra Vương Phác đã phải trở về kinh cách đây nửa tháng, nhưng hắn lần lữa cho đến bây giờ vẫn không nhúc nhích, Tri phủ Đại Đồng Ngụy Đại Bản dâng tấu chương, nói Vương Phác thỉnh thoảng nhiễm phong hàn, đi lại không tốt, trước mắt không thể trở về, nhưng Sùng Trinh không tin, ông cảm thấy Vương Phác cố ý kéo dài, không chịu về kinh.
Hoàng đế Sùng Trinh không thể không suy nghĩ, tại sao Vương Phác không chịu trở về kinh? Rốt cuộc trong lòng hắn nghĩ cái gì?
- Vạn tuế gia, trước mắt cũng chỉ có Phò mã gia mới có thể trấn áp được cục diện ở Thiểm Tây.
Vương Thừa Ân nói như vậy cũng bởi vì nhận được lượng lớn tiền hối lộ của Vương Phác, càng không có ý dịnhd nói giùm cho Vương Phác, ông ta chỉ nói một cách thật lòng, hơn nữa còn đứng ở lập trường của hoàng đế Sùng Trinh mà suy nghĩ.
Thật lòng, hoàng đế Sùng Trinh không muốn để cho Vương Phác cầm quân ở trấn Đại Đồng.
Nhưng cuộc nổi loạn ở Thiểm Tây ngày càng nghiêm trọng, Trần Thuần Đức đã nói tất cả trong đường báo khẩn tám trăm dặm, nếu như triều đình không mau chóng phái binh tài tướng giỏi đến trấn áp, tình hình tỉnh Thiểm Tây rất có thể không còn kiểm soát được nữa, càng làm cho hoàng đế Sùng Trinh lo lắng là một khi không kiểm soát được Thiểm Tây, tỉnh Sơn Tây ở lân cận chắc chắn cũng không thể nào may mắn thoát khỏi.
Nếu như không còn kiểm soát được tình hình ở Sơn Tây, Thiểm Tây, hơn nữa Hà Nam đã bị Lý Tự Thành chiếm cứ, đại quân Lưu tặc có được địa bàn ba tỉnh, phạm vi thế lực sẽ được khuếch trương đến mức cao nhất, sự thống trị của Đại Minh ở phía bắc Trường giang có thể sụp đổ một cách nguy hiểm, bởi vì cái gọi là "Giữa hai cái tệ, phải chọn cái ít tệ hơn" (1), hoàng đế Sùng Trinh đành phải tạm thời gác qua một bên nghi kỵ đối với Vương Phác, để hắn dùng thân phận Phò mã Đô úy, tạm thời tiếp nhận hàm tổng binh Đại Đồng.
- Được rồi.
Sùng Trinh thở dài, nói với Vương Thừa Ân:
- Khanh lập tức tới Ty Lễ giám thảo chiếu chỉ, sai Vương Phác lấy địa vị Phò mã Đô úy, tạm thời nhận hàm tổng binh Đại Đồng, dẫn quân trấn áp cuộc nổi loạn ở Thiểm Tây.
- Nô tỳ tuân chỉ.
Vương Thừa Ân đáp ứng, lĩnh chỉ rời đi.
(1) Lưỡng hại tương quyền thủ kỳ khinh: có nghĩa đứng trước hai cái hại, sẽ chọn cái hại ít hơn.