Chương 253: Kịch chiến Nhất Phiến Thạch

Thiết Huyết Đại Minh

Tịch Mịch Kiếm Khách 17-02-2024 19:54:06

Sơn Hải Quan. Lúc Nam Kinh huyên náo vì việc lập tân đế, lưu tặc và Ngô Tam Quế lại kịch chiến tại Nhất Phiến Thạch ròng rã năm ngày rồi. Cách đây sáu ngày, Lý Tự Thành suất lĩnh mười vạn lưu tặc tinh nhuệ tiến về Vĩnh Bình, hội hợp cùng hơn vạn tàn binh của Lý Quá, Lý Nham, rồi chia binh làm hai đường, hai vạn quân do cháu trai Lý Song Hỷ dẫn đầu đánh nghi binh Sơn Hải Quan, mà bản thân y thì lĩnh gần mười vạn đại quân tấn công mãnh liệt Nhất Phiến Thạch. Nhất Phiến Thạch là cửa ải của Trường Thành phía bắc Sơn Hải Quan, dù sao Lý Tự Thành cũng là lão tặc khấu thân kinh bách chiến, về mặt chiến thuật cực kỳ già dặn. Chiến thuật của y rất đơn giản, chính là trước tiên đột phá cửa ải Nhất Phiến Thạch có phòng ngự tương đối yếu kém, sau đó từ Quan Ngoại hình thành thế gọng kìm đối với Sơn Hải Quan. Một chiêu này không thể nghi ngờ rất là lợi hại, bởi vì lưu tặc có ưu thế tuyệt đối về binh lực. Tuy nhiên, Ngô Tam Quế càng không phải là dạng lương thiện, thông qua sự quan sát với lưu tặc trước mặt Sơn Hải Quan, y đoán được chính xác ý đồ của lưu tặc, tập kết trọng binh ở cửa ải Nhất Phiến Thạch, không phân cao thấp. Ngày hôm sau đại quân lưu tặc đồng thời phát động tấn công với Sơn Hải Quan và Nhất Phiến Thạch, nhưng lại chạm trán với đợt đón đầu công kích của quân Quan Ninh. Sau khi kịch chiến năm ngày, hai quân đều tử thương nghiêm trọng. Quân Quan Ninh tuy có Trường Thành hiểm yếu có thể dựa vào, nhưng đại quân lưu tặc thì giờ đã khác xưa, mười vạn lưu tặc chẳng những thân kinh bách chiến, mà còn trang bị hoàng mỹ, trong trận hình có kỵ binh, cung tiễn thủ, trường thương binh, đao thuẫn thủ được bố trí hoàn thiện, thậm chị còn kéo đến mười mấy khẩu Hồng Di đại pháo từ thành Bắc Kinh đến. Cánh cổng của cửa ải Nhất Phiến Thạch rất nhanh đã bị oanh kích nát vụn, đại quân lưu tặc ùa lên, hai quân bắt đầu chém giết nhau ở cổng thành. Trong năm ngày, trong ngoài cổng thành đã chất đống gần vạn thi thể, thi thể của tướng sỹ hai quân hầu như đã lấp đầy cửa ải, xác chết mục rữa phát ra mùi hôi thối đến nỗi cách đó ngàn bước cũng khiến người ta buồn nôn. - Ầm ầm ầm... Ngay sau mười mấy tiếng pháo nổ, là một trận rung chuyển kịch liệt của núi Địa Hồn, thi thể chất đống ở cổng thành thoáng chốc đã bị đạn sắt của Hồng Di đại pháo bắn cho thịt bay tứ tung, tường thành đơn giản do quân Quan Ninh suốt đêm bồi đắp lên cũng bị nổ tung thành một đống hoang tàn. Hơn mấy chục tướng sỹ quân Quan Ninh đứng dười tường thành trong tức khắc bị chôn sống dưới đống gạch đá. Trong tiếng hò hét đinh tai nhức óc, đại quân lưu tặc chen chúc nhau xông lên, phát động một đợt tiến công mãnh liệt về phía cửa ải Nhất Phiến Thạch! Trên lỗ châu mai của cửa ải Nhất Phiến Thạch, Ngô Tam Quế trợn trừng con mắt đỏ rực, hung tợn nhìn chằmc hằm vào đám lưu tặc đang mãnh liệt xông đến như thủy triều, hai hàm răng cắn chặt, y đã không ngủ ngon liên tục sáu ngày trời rồi, từ lúc lưu tặc đánh đến Nhất Phiến Thạch, y đã không có lấy một giấc ngủ ngon! Nhưng, Ngô Tam Quế không cảm thấy khổ, mà ngược lại y còn cảm thấy một sự phấn khởi biến thái! Sự dũng mãnh của lưu tặc nằm ngoài dự đoán của Ngô Tam Quế rất xa. Năm ba năm trước đây, đám lưu tặc này chẳng quả chỉ là đám ô hợp không chịu nổi một kích, khi đó, tùy tiện đưa đội quan quân Đại Minh nào đó cũng có thể đánh cho bọn chúng hoa rơi nước chảy, mà quân Quan Ninh là đội quân có sức chiến đấu mạnh nhất trong quan quân của Đại Minh triều nắm giữ, khi lưu tặc có là gì chứ? Nhưng mà, mới trôi qua mấy năm, sức chiến đấu của lưu tặc liền có sự nhảy vọt về chất! Trong trận ác đấu ở cổng thành Nhất Phiến Thạch, quân Quan Ninh tinh nhuệ nhất của Đại Minh triều không ngờ lại chịu thiệt lớn! Sau năm ngày kịch chiến, lưu tặc chẳng qua chỉ tử trận hơn bốn ngàn người, mà quân Quan Ninh lại tử trận khoảng chừng hơn tám ngàn! Quân Quan Ninh dựa vào Trường Thành hiểm yếu, tỷ lệ tử trận lại gấp đối lưu tặc, Ngô Tam Quế vịn tay vào lỗ châu mai, thầm thở dài trong lòng. Nếu có thể mang mười khẩu Hồng Di đại pháo trên Sơn Hải Quan đến Nhất Phiến Thạch thì tốt quá, nếu có mười khẩu Hồng Di pháo này, đám lưu tặc còn dám xông lên không chút kiêng dèn nào hay không? - Lưu tặc đến rồi! - Các huynh đệ, hãy giữ vững tinh thần nào! - Chết tiệt, động tác nhanh lên một chút, vác đống đá tảng kia lên đầu thành đi! - Nói ngươi đấy, đừng có nằm trên mặt đất giả con mẹ nó chết, cẩn thận lão tử đạp vào trứng của người! Trên tường thành cửa ải lại phát ra tiếng ồn ào, dân phu bị Ngô Tam Quế điều động lên hiệp trợ thủ thành bắt đầu khẩn trưởng vận chuyển cây lăn đá tảng lên tường thành cửa ải. Những cung tiễn thủ của quan Quan Ninh vẫn nấp trong động Tàng Binh không ra, trường thương binh và đao thuẫn thủ thì bình tĩnh ngồi dựa vào phía sau lỗ châu mai, tận lực dán chặt cơ thể vào lỗ châu mai. Mấy tên gia đinh vây quanh, dùng cơ thể chắn trước mặt Ngô Tam Quế, đều giơ thuẫn lớn trong tay lên. Trước khi đám gia đinh giơ thuẫn, Ngô Tam Quế thấy từ đường chân trời đằng xa đã xuất hiện một đàn "châu chấu", đang gào thét tiến về phía cửa ải. Đương nhiên đó không phải là "châu chấu" gì, mà đó chính là mưa tên của cung tiễn thủ lưu tặc! Ngô Tam Quế không thể nào ngờ được, lưu tặc đáng chết lại có nhiều cung tiễn thủ như vậy. Kịch chiến năm ngày nay, chính là do những cung tiễn lưu tặc này khiến cho quân Quan Ninh đau đầu, hơn tám ngàn người tử trận quá nửa chính là chết dưới làn mưa tên của lưu tặc. - Ya ya... - A... Trong tiếng thét như che trời phủ đất, mấy ngàn lưu tặc chạy đến như dã thú điên cuồng ngửi được mùi máu tươi, mấy trăm quân lưu tặc tinh nhuệ thân mặc trọng giáp trực tiếp xông đến cổng thành, cùng mấy trăm quân Quan Ninh tinh nhuệ đã thủ sẵn ở đây hung hãn va vào nhau, người va chạm nhau thành tiếng, tiếng người bị lưỡi đao sắc bén đâm xuyên qua áo giáp kêu thảm, còn có tiếng gào thét thoáng chốc vang vọng trong ngoài cổng thành. Cổng thành chật hẹp đã trở thành cỗ máy xay thịt tanh tưởi nhất! Ở đây, lưu tặc và quân Quan Ninh căn bản không cần nghĩ nhiều, cũng không thể nghĩ nhiều, bọn họ chỉ kịp làm một động tác, đó chính là đâm cương đao và trường mâu trong tay về phía đối thủ. Sau khi làm xong động tác này, mặc kệ ngươi mạnh bao nhiêu, cũng rất khó có cơ hội sống sót. Đây hoàn toàn là đấu pháp lấy mạng đổi mạng, so sánh tinh thần và ý chí hai quân, xem ai không sợ chết! Nếu có một bên chịu không nổi kiểu giết chóc không có cơ hội sống sót này mà bị suy sụp tinh thần, vậy thì khoảng cách đến lúc tan tác đã không còn xa. Tuy nhiên đến lúc này, quân lưu tặc và quân Quan Ninh vẫn chưa sụp đổ. Ngoại trừ phát động tấn công mãnh liệt về phía cổng thành, lưu tặc còn dùng mấy trăm cái thang đơn giản bắt đầu tấn công lên tường thành của Trường Thành. Cùng với lúc lưu tặc tiến công, mưa tên của cung tiễn thủ không chút ngơi nghỉ, vẫn từng đợt nối tiếp từng đợt bắn lên tường thành quan ải. Quân Quan Ninh trên tường thành quan ải vừa mới ló đầu ra, đã bị bắn thành con nhím. Nhưng cho dù là bị bắn thành con nhím, quân Quan Ninh cũng không dám chạy xuống dưới tường thành. Thang cũng đã bắc lên, nếu như bọn họ không ló mặt ra phản kích, để cho lưu tặc giết lên tường thành, vậy thì cuộc chiến này cũng không cần đánh nữa, một khi Nhất Phiến Thạch thất thủ, Sơn Hải Quan nhất định cũng thủ không được. Từ lúc vừa bắt đầu, cuộc chiến đã trở nên gay cấn, tên thảo khấu Lý Tự Thành này tự có suy nghĩ kiểu thảo khấu. Lưu tặc có thể là đã quen sống những ngày thân sơ thất sở, cho nên một khi có được cung tiễn thủ mạnh mẽ mà còn tinh nhuệ, liền sử dụng một cách phấn khởi, một chút cũng không có tiết kiệm. Sự coi thường của lưu tặc đối vơi sinh mạng cũng khiến người ta tức lộn ruột, có mấy chỗ tường thành lưu tặc đã leo lên đầu thành rồi, nhưng mưa tên của cung tiễn thủ lưu tặc vẫn đang bao trùm khắp nơi! Không ít lưu tặc ngã xuống dưới làn tên của người mình, nhưng quân Quan Ninh ngã xuống lại càng nhiều hơn. Mắt thấy quân Quan Ninh ngã xuống từng đoàn từng đoàn, Ngô Tam Quế vừa buồn vừa giận, đấm một quyền thật mạnh vào mỏm đá trên tường thành. Đấu pháp kiểu này của lưu tặc trong mắt y hoàn toàn loạn xạ, không có một chút kết cấu. Giả như do Ngô Tam Quế chỉ huy đại quân lưu tặc tiến công, y sẽ cho cung tiễn thủ và bộ binh luân phiên tiến công, như vậy hiệu quả sát thương sẽ cao hơn, thương vong của bên ta cũng sẽ càng nhỏ hơn, đồng thời lại chia đại quân thành mấy tốp, mỗi đợt tiến công chỉ đưa vào một tốp, trong đó có đánh nghi binh, có cường công. Đánh nghi binh có thể làm lơ là ý chí của quân phòng thủ, cường công thì có thể giết cho quân phòng thủ trở tay không kịp, công kích như thế hiệu quả mới tốt hơn được. Nhưng quân giặc thì hoàn toàn không dùng bộ đấu pháp này, đám tặc khấu này vừa lên thì đã tấn công mãnh liệt không ngừng, muốn dốc một hơi đánh chết quân Quan Ninh, cũng không có chút thương hại đối với tướng sỹ dưới trướng. Nhưng chính là đấu pháp không có kết cấu này, đã khiến cho quân Quan Ninh của Ngô Tam Quế đánh đến hao binh tổn tướng, tử thương thảm trọng. - Ôi. Ngô Tam Quế thở thật dài một hơi, quay đầu lại nhìn về phía Liêu Đông, thầm nghĩ nếu như Kiến Nô còn không đến, y và quân Quan Ninh thật sự phải giải thích về việc xảy ra ở cửa ải Nhất Phiến Thạch. ... Đại quân tiên phong sáu vạn Kiến Nô do đích thân Đa Nhĩ Cổn suất lĩnh đã đến dịch trạm Sa Hà, các Sơn Hải Quan và Nhất Phiến Thạch không đầy trăm dặm. Tuy nhiên, Đa Nhĩ Cổn vẫn mang một suy nghĩ, Đa Nhĩ Cổn chưa hoàn toàn tin vào lời của Ngô Tam Quế, y không thể không đề phòng. Vạn nhất nếu như Ngô Tam Quế và lưu tặc thông đồng diễn một vở tuồng, thì Đa Nhĩ Cổn y không chỉ điều vẻn vẹn có sáu vạn quân tinh nhuệ, mà còn có tiền đồ và vận mệnh của nước Đại Thanh. Cho nên, đại quân tiến vào dịch trạm Sa Hà liền dừng lại, Đa Nhĩ Cổn quyết định đợi sau khi đại quân phía sau đuổi kịp thì sẽ tiếp tục hành quân, đồng thời phái ra số lượng lớn thám mã thăm dò phía Sơn Hải Quan, xem thử rốt cuộc ở đó có xảy ra kịch chiến hay không? Thám mã được phái đi đã trở về vào buổi tối hôm ấy, báo rằng phía Sơn Hải Quan và Nhất Phiến Thạch đều có tiếng chém giết, đặc biệt là cửa ải Nhất Phiến Thạch lại càng là chém giết vang trời. Có một thám mã còn liều lĩnh leo lên một ngọn núi nhỏ gần đó, phát hiện bên trong cửa ải có hai đội quân đang kịch chiến, tử thương la liệt, không giống như là đang diễn trò. Nhận được tin tức, Đa Nhĩ Cổn phấn chấn không ngừng, xem ra Ngô Tam Quế thật sự đã phản bội lưu tặc rồi, việc này đối với nước Đại Thanh mà nói không thể nghi ngờ chính là tin tức vô cùng tốt. (Xin nói rõ: Lúc Hoàng Thái Cực tại vị đã đăng cơ xưng đế, cũng đã sửa quốc hiệu thành "Thanh", cho nên Kiến Nô tự xưng là Đại Thanh. ) Điều càng khiến cho Đa Nhĩ Cổn mừng rỡ, chính là vào buổi tối hôm ấy Ngô Tam Quế lại chỉ mang theo mười mấy thân binh chạy đến dịch trạm Sa Hà, trình "Quốc thư" lên cho Đa Nhĩ Cổn, dùng danh nghĩa của quan phủ Đại Minh chính thức thỉnh quân Thanh vào diệt giặc. Đương nhiên là Đa Nhĩ Cổn biết "Quốc thư" này là do Ngô Tam Quế ngụy tạo, Sùng Trinh cũng đã chết, thì lấy đâu ra Quốc thư Đại Minh? Tuy nhiên, Quốc thư là thật hay giả cũng không cần lo lắng, điều quan trọng hơn là cuối cùng quân Thanh có lý do để tiến vào quan ải. Có lời thỉnh cầu của Ngô Tam Quế, quân Thành vào quan đã trở thành tiêu diệt lưu tặc, mang tiếng là "Đội quân nhân nghĩa" báo thù cho Sùng Trinh Đế, mà không còn như mấy lần tiến vào quan ải lần trước, là đội quân man di bắt người cướp của. Một khi có cái mũ là "Đội quân nhân nghĩa" này, sự phản kháng sau khi quân Thanh vào quan sẽ giảm thiểu đi nhiều, bình định Trung Nguyên cũng không còn là mộng tưởng xa vời nữa. Nhờ hai tên Hán gian trụ cột Phạm Văn Trình và Ninh Hoàn Ngã, cùng với Hồng Thừa Trù đến sau, Đa Nhĩ Cổn cũng tương đối hiểu được văn hóa Hán. Theo cách nhìn của Đa Nhĩ Cổn, văn hóa Hán là một văn hóa bệnh hoạn, bọn họ quá mức coi trọng những cái hình thức màu mè gọi là "Tam cương ngũ thường, lễ nghi liêm sỷ". Về mặt này, biểu hiện nhất quán của người Hán chính là tính toán chi li, một bước cũng không nhường, còn đối với một chút lợi ích trên thực tế thì lại thường tỏ vẻ rất khẳng khái. Nói cách khác, những tên quan hủ bại của Minh triều đã cãi nhau ầm ĩ rất nhiều năm về việc rốt cuộc là Đại Thanh sẽ trở thành thuộc quốc của Đại Minh hay là cùng vai cùng vế với Đại Minh. Bọn họ muốn tranh giành cái quyền làm chủ, vì thế không tiếc tấn công Khẩu Thủy Trượng mười mấy hai mươi năm, nhưng quay đầu lại, quân Đại Thanh vào quan vừa cướp bóc lượng lớn tài sản cùng vừa bắt bớ mấy chục vạn bách tính Đại Minh, bọn họ lại có thể trơ mắt ra mà nhìn, coi như không có gì. Đa Nhĩ Cổn thầm xem thường cái thứ văn hóa Hán bệnh hoạn này. Trong con mắt của Đa Nhĩ Cổn, bất kể là dân tộc nào, văn hóa nào, đều phải giống sói, ai mạnh thì người đó là vua, đường đường một Đại Minh triều, đến quốc gia mình, con dân của dân tộc mình cũng không bảo vệ được, còn tranh giành danh phận đại quốc cái rắm gì nữa chứ? Cho dù là giành được danh phận đại quốc, không có vũ lực mạnh mẽ làm hậu thuẫn, người ta muốn xâm lược thì xâm lược, thì có tác dụng quái gì? Tuy nhiên, Đa Nhĩ Cổn cũng hiểu rõ, Đại Minh là một đế quốc rộng lớn, rộng lớn hơn nhiều so với trí tưởng tượng của y, dân tộc Hán cũng là dân tộc lớn, số lượng người Hán ước tính gấp một ngàn lần người Mãn. Nếu Đại Thanh muốn nhập chủ Trung Nguyên, thì chỉ có lợi dụng văn hóa Hán bệnh hoạn để tăng cường khống chế đối với người Hán, cho nên, lời thỉnh cầu của Ngô Tam Quế đối với quân Thanh mới quan trọng đến bực đó! Bởi vì thứ mà Ngô Tam Quế đại biểu chính là lập trường của cố Minh, có lời mời từ "Quan phủ" của Ngô Tam Quế, trong lòng những sỹ lâm còn sót lại của Đại Minh sẽ không bài xích quân Thanh nữa, vì theo bọn họ thấy, giờ đây quân Thanh không còn là kẻ xâm lược, mà là đội quân nhân nghĩa giúp Đại Minh giải quyết quốc nạn. Đây chính là cơ sở để Mãn Thanh thống trị Trung Nguyên. Trong cửa ải Nhất Phiến Thạch, đại doanh lưu tặc. Lý Tự Thành đang triệu tập các quan văn, võ tướng dưới trướng như Lý Hữu, Lý Thông, Lưu Tông Mẫn, Mã Duy Hưng, Hạ Trân, Tiêu Văn Lâm, Tống Hiến Sách, Cố Quân Ân, Điền Kiến Tú, Lý Quá, Lý Nham đến nghị sự. Ngô Tam Quế vừa phái người mang chiến thư đến, tuyên bố ngày mai quân Quan Ninh sẽ bày trận ở ngoài phía đông cửa ải Nhất Phiến Thạch, quyết chiến cùng nghĩa quân. Đôi mắt sáng quắc của Lý Tự Thành liếc nhìn đám quan văn võ tướng trong trướng, trầm giọng hỏi: - Các ngươi thấy thế nào? - Là chuyện tốt. Lưu Tông Mẫn lớn tiếng nói: - Thằng cháu chắt Ngô Tam Quế này không chống cự nổi, muốn được thoải mái. Chúng tướng còn lại đều gật đầu, tỏ vẻ đồng ý với cách nhìn của Lưu Tông Mẫn, chỉ có bộ tướng Lý Nham đưa ra ý kiến bất đồng: - Bẩm Đại Vương, Ngô Tam Quế đột nhiên đưa ra chủ ý cùng quân ta lui ra mười dặm quyết chiến, trong đó ắt có trá! - Có trá? Lý Tự Thành trầm giọng hỏi: - Ngươi nói xem, Ngô Tam Quế có thể chơi hoa chiêu gì? - Đúng vậy, Ngô Tam Quế có thể có hoa chiêu gì chứ? Lưu Tông Mẫn phụ họa thêm: - Đến Nhất Phiến Thạch y còn không giữ được, còn có thể có hoa chiêu gì hả? Mai phục? Dụ địch? Vậy phải xem y có thực lực này không mới được. Chỉ bằng hai ba vạn tàn binh bại tốt của y, còn có thể dùng hoa chiêu sao? - Bẩm Đại Vương. Lý Nham không để ý đến Lưu Tông Mẫn, nói với Lý Tự Thành: - Đừng quên rằng Quan Ngoại còn có Kiến Nô! - Kiến Nô? Lưu Tông Mẫn cười lạnh một khinh thường, nói: - Một đám man di, có thể có bao nhiêu người, lại có thể có bao nhiêu sức chiến đấu? - Đai Vương ngàn vạn lần đừng xem thường Kiến Nô. Lý Nham nói: - Mạt tướng lúc ở Đại Đồng từng giao thủ với Kiến Nô một lần, hơn năm vạn đại quân, không đến nửa canh giờ đã bị không đến một vạn kỵ binh Kiến Nô đánh cho tán loạn, lúc ấy nếu không phải Tổng binh Đại Đồng Vương Phác xuất binh tương trợ, nghĩa quân Thiểm Tây hẳn đã toàn quân bị diệt rồi! - Vậy thì sao? Lưu Tông Mẫn nói: - Sau đó ở Đại Đồng, chẳng phải cũng bị năm ngàn người của Vương Phác thu thập hơn năm vạn người y như vậy sao? Lại nói nghĩa quân Thiểm Tây của ngươi lúc đó là quân đội gì chứ, phải gọi là đám ô hợp! Quân đội của Đại Vương ngày nay là quân đội như thế nào, đó gọi là đội quân tinh nhuệ, có thể đánh đồng sao? Lý Nham nói: - Nói tóm lại, mạt tướng cho rằng Đại Vương nên cẩn thận nhiều hơn, Kiến Nô không giỏi đánh công kiên, nhưng dã chiến thì cực kỳ lợi hại. - Phó quân sư. Lý Tự Thành nhìn về phía Tống Hiến Sách, hỏi: - Ý của ngươi thế nào, tên cháu nội Ngô Tam Quế này có thể đầu hàng Kiến Nô không? - Khó mà nói. Tống Hiến Sách nói: - Nếu như Ngô Tam Quế thật sự dám đầu hàng Kiến Nô, vậy thì y sẽ phải mang tiếng xấu muôn đời. Nhưng nếu y không đầu hàng Kiến Nô, thì chắc chắn y sẽ chết không thể nghi ngờ, y quý trọng sinh mạng của mình hơn hay là quý trọng thanh danh của mình hơn, thật sự là vẫn không thể kết luận được. Bỗng nhiên, mạc liêu tâm phúc Cô Quân Ân bước ra khỏi hàng nói: - Bẩm Đại Vương, thuộc hạ cho rằng Ngô Tam Quế tuyệt không có khả năng sẽ cấu kết với Kiến Nô. - Hả? Lý Tự Thành nói: - Nói rõ lý do của ngươi đi. Cố Quân Ân nói: - Quân Đại Thuận ta vào Kinh mới được hơn một tháng, còn Ngô Tam Quế phản bội lại không đến mười ngày, quãng thời gian ngắn như thế, Ngô Tam Quế sao có thể cấu kết với Kiến Nô chứ? Trước đó, Ngô Tam Quế và Kiến Nô vẫn còn là quan hệ đối địch, cho dù Ngô Tam Quế có lòng hàng giặc, Kiến Nô còn không dám tin nữa là. Phân tích của Cố Quân Ân có một đạo lý nhất định của nó, chiếu theo lý thì đích xác là như vậy. Cho dù là Ngô Tam Quế có lòng hàng giặc, trước tiên phái người tiếp xúc với Kiến Nô, sau đó Kiến Nô lại phái người hồi âm, trước xác lập lòng tin chính trị lẫn nhau, sau lại đến xác lập quan hệ hợp tác, việc này cần một khoảng thời gian, tuyệt không thể bắt tay nhau trong thời gian ngắn được. Nhưng đây chỉ là lý lẽ bình thường, thế gian có nhiều việc không thể chiếu thể lẽ thường mà làm, nhất là những người có sự quyết đoán và có thủ đoạn, mọi chuyện bọn họ làm đều không thể nghĩ theo lẽ thường được! Nhưng điều hiển nhiên là Lý Tự Thành đã bị Cố Quân Ân và Lưu Tông Mẫn thuyết phục, hoặc giả nói là quá mức tự tin đối với mười vạn quân lưu tặc tinh nhuệ dưới trướng của mình rồi. Y dựa vào hơn nửa đời người cực khổ, sau đó một đêm trở thành người sống trong phú quý, cho rằng tiền kia ở trong tay có thể làm tất cả mọi chuyện trên thế gian, Lý Tự Thành thật sự vẫn chưa để Kiến Nô ở Quan Ngoại vào trong mắt. Ngày hôm sau, quân Quan Ninh quả nhiên đã lui về phía sau mười dặm bày trận. Ngô Tam Quế đã chia quân Quan Ninh còn không đầy bốn vạn thành mười mấy phương trận hình chữ nhật, chạy dọc theo Trường Thanh tạo thành nhất tự trường xà trận, ở giữa trường xà trận là phương trận hỗn hợp do trường thương binh và đao thuẫn thủ tạo thành, ba hàng phía trước là trường thương binh, phía sau là đao thuẫn thủ, hai cánh phương trận còn lại là thiết kỵ Quan Ninh. Tin rằng quân Quan Ninh đã rút toàn bộ ra khỏi cửa ải, đại quân lưu tặc bắt đầu đi xuyên qua Trường Thành. Mượn cổng thành quan ải và mấy trăm chiếc thanh, sau không đến hai canh giờ, sáu vạn bộ binh lưu tặc toàn bộ đều đã vượt qua khỏi Trường Thành. Đến đúng ngọ, gần hai vạn kỵ binh lưu tặc cũng vượt qua cửa ải. Gần tám vạn kỵ bộ lưu tặc triển khai trường xà trận không lồ dọc theo Trường Thành. Hai cánh cũng là kỵ binh, ở giữa cũng là trường thương binh và đao thuẫn thủ, tuy nhiên hậu trận của lưu tặc còn có hai vạn cung tiễn thủ! Sau ba hồi trống, Lý Tự Thành ngồi trên lưng ngựa đứng trước trận rút đao trên hông chỉ về phía trước, gần tám vạn đại quân kỵ binh lập tức cuốn về phía quân Quan Ninh như hồng thủy xô vỡ đê. Tên thảo khẩu Lý Tự Thành này đã đưa chiến thuật "Không có kết cấu gì" độc đáo do y sáng tạo ra đến một mức độ nhuần nhuyễn. Theo lý thuyết, chiến thuật hiệu quả nhất để phá giải nhất tự trường xà trận của quân Quan Ninh phải là hai cánh kiềm chế rồi tập kết binh lực ưu thế đột phá ở giữa, hoặc là dùng binh lực ưu thế đánh tan một cánh của quân địch trước. Nhưng Lý Tự Thành không biết những chiến thuật kinh điển này, cứ bất chấp tất cả mà tấn công mãnh liệt. Đây cũng là tác phong nhất quán của lưu tặc, đánh thắng thì sẽ đánh cho người không còn manh giáp, đánh cho tè ra quần, đành không thắng thì lão tử chạy. Tuy nhiên, từ sự phong phú về kinh nghiệm chiến đấu của lưu tặc, cùng với lượng lớn tân binh trở thành lão binh, thêm vào sự cải tiến của trang bị, đã rất ít có quân đội nào có thể đứng vững trước đợt tấn công mãnh liệt của lưu tặc. Luận về tố chất của từng binh sỹ, lưu tặc của Lý Tự Thành và quân Quan Ninh của Ngô Tam Quế có thể nói là một chín một mười, Kiến Nô ở Quan Ngoại có lẽ sẽ mạnh hơn một chút, nhưng ưu thế này không rõ ràng. Sức chiến đấu của ba đội quân này trên cơ bản nằm ở cùng một trình độ, nhưng về mặt tran bị, quân Quan Ninh lại kém nhất. Thêm vào ưu thế binh lực đông gấp đối, trận kịch chiến không đến nửa canh giờ, quân Quan Ninh đã ắt đầu cảm thấy ăn không tiêu. Tuy rằng trường xà trận phòng ngự chính diện dài, thêm vào đánh vu hồi, nhưng do trận hình kéo quá dài, binh lực của mỗi phương trận ít ỏi, nên dưới đợt tấn công mãnh liệt của lưu tặc đã đứng bên bờ sụp đổ. Quân Quan Ninh đã tiến đến bờ vực sụp đổ, Kiến Nô thì lại vẫn chưa có bất cứ động tĩnh gì, Ngô Tam Quế vừa nôn nóng vừa giận dữ, trong bụng đã đem mười tám đời tổ tông của Đa Nhĩ Cổn thăm hỏi mấy lần. Đương nhiên là y biết Đa Nhĩ Cổn có chủ ý gì, Đa Nhĩ Cổn định để cho quân Quan Ninh tiêu hao hết nhuệ khí của lưu tặc, rồi mới ngồi làm ngư ông đắc lợi! Trên thực tế, sáu vạn đại quân Kiến Nô do Đa Nhĩ Cổn suất lĩnh sớm đã lặng lẽ di chuyển ra phía sau triền núi ở phía bên trái của quân Quan Ninh. Mắt thấy quân Quan Ninh của Ngô Tam Quế sắp chống cự không nổi, Đa Nhĩ Cổn liền ra lệnh một tiếng. Năm ngàn thiết kỵ gồm Chính Hồng Kỳ, Chính Lam Kỳ làm tiên phong, hai vạn Bát Kỳ Triều Tiên và hai vạn Bát Kỳ Hán Quân là chủ lực, bắt đầu tiến công quân đoàn kỵ binh của cánh hữu lưu tặc. Đa Nhĩ Cổn ít nhiều gì cũng có chút coi thường lưu tặc, nhận thức của y đối với lưu tặc vẫn còn dừng lại ở đám ô hợp ở ngoài thành Đại Đồng. Theo tính toán của Đa Nhĩ Cổn, trước tiên dùng năm vạn thiết kỵ Chính Hồng, Chính Lam Lưỡng Kỳ xông vào quân đoàn kỵ binh cánh hữu của lưu tặc, sau đó dùng bốn vạn Bát Kỳ Triều Tiên và Bát Kỳ Hán Quân đánh vu hồi vào sườn của trung quân lưu tặc, hiệp đồng với quân Quan Ninh bắt đầu phản kích, một kích đánh bại lưu tặc. Có như thế, Đa Nhĩ Cổn liền có thể dùng cái giả nhỏ nhất để đổi lấy thắng lợi lớn nhất. Kỵ binh cánh hữu của lưu tặc khoảng tám ngàn kỵ, chủ tướng lãnh quân là Lý Quá và Lý Nham. Tuy rằng đã cùng thiết kỵ Quan Ninh hỗn chiến nửa canh giờ, nhưng kỵ binh chủ lực của lưu tặc vẫn còn, nhuệ khí chưa mất. Năm ngàn kỵ binh của Chính Hồng Kỳ và Chính Lam Kỳ đột nhiên xông ra, trên mặt chiến thuật tương đối có tính bất ngờ, nhưng điều khiến Đa Nhĩ Cổn thất vọng là kỵ binh lưu tặc ở đối diện lại không dễ dàng sụp đổ! Trên thực tế, kỵ binh nổi sát tính đã khiến cho lòng tin tăng vọt, chẳng những không dễ dàng sụp đổ, trái lại còn đánh cho năm ngàn kỵ binh Chính Hồng, Chính Lam Lưỡng Kỳ chỉ có thể chống đỡ, vô lực hoàn thủ! Bốn vạn Bát Kỳ Triều Tiên và Bát Kỳ Hán Quân kế tiếp do kỵ binh chặn trước trận nên không thể tiến công, lại vì hai quân cùng ở một chỗ nên không cách nào dùng cung tiễn chi viện, đành phải bày trận rồi giương mắt nhìn. Lúc này Đa Nhĩ Cổn mới chấn động, khẩn trương điều chỉnh bố trí, hạ lệnh cho Bát Kỳ Triều Tiên và Bát Kỳ Hán Quan6 chi viện cho trung quân của quân Quan Ninh. Sau đó xuất ra hết hai vạn thiết kỵ của năm kỳ còn lại là Chính Bạch, Tương Bạch, Chính Hoàng, Tương Hoàng, Tương Hồng, bất đầu tấn công với thế như Thái Sơn áp đỉnh! Ngoài ra, Đa Nhĩ Cổn còn lệnh cho kỵ binh Mông Cổ quấy rầy cánh tả của quân đoàn lưu tặc, khiến cho đầu đuôi không có thể liên hệ nhau. Lý Quá, Lý Nham mắt thấy tình thế không ổn, khẩn trương cầu viện Lý Tự Thành, Lý Tự Thành đưa cung tiễn thủ đi chi viện, đáng tiếc chiến tuyến kéo quá dài, cung tiễn thủ hành động chậm chạp. Đợi lúc một vạn cung tiễn thủ lưu tặc chạy đến, quân đoàn kỵ binh cánh hữu của lưu tặc đã tan tác. Một vạn cung tiễn thủ mất đi sự bảo hộ rất nhanh đã bị thiết kỵ Kiến Nô tàn sát hầu như không còn. Quân đoàn kỵ binh cánh hữu tan tác, quân đoàn kỵ binh cánh tả thì lại bị kỵ binh Mông Cổ cuốn lấy không cách nào phối hợp tác chiến, bộ binh lưu tặc ở trung tuyến lập tức lâm vào thế tiền hậu giáp kích của quân Quan Ninh và Kỳ Binh Kiến Nô, sau gần nửa canh giờ miễn cưỡng chống cự, cuối cùng đã không chịu nổi mà tan tác. Đến đây đã lộ ra sự thâm độc khi Ngô Tam Quế lui ra phía sau mười dặm quyết chiến với lưu tặc, bởi vì quân Quan Ninh chủ động lui mười dặm, chiến trường quyết chiến ở bên ngoài Trường Thành, một khi lưu tặc an tác, cổng thành quan ải chật hẹp liền trở thành tuyệt lộ của bại binh lưu tặc! Cuối cùng, Lý Tự Thành chỉ dẫn hơn tám mươi kỵ và hơn hai ngàn tàn binh bại tướng trốn thoát qua cửa ải, đám lưu tặc còn lại hoặc là bị giết, hoặc là bị bắt, hoặc là chạy đến rơi xuống biển, hoặc là trốn trong núi rừng sâu thẳm là dã nhân rồi. Sau khi Lý Tự Thành hội hợp cùng hơn vạn tặc binh của Lý Song Hỷ, không đợi thở ra một ngụm, dưới sự bức bách của đại quân Kiến Nô và Đa Nhĩ Cổn, Ngô Tam Quế liền dẫn hơn hai vạn tàn quân Quan Ninh và hai vạn Bát Kỳ Hán Quân đuổi theo sau đuôi. Dưới cơn giận dữ Lý Tự Thành lại triển khai tư thế quyết chiến cùng Ngô Tam Quế. Ngay sau khi Lý Tự Thành sắp thắng lợi, đại quân Kiến Nô của Đa Nhĩ Cổn lại đánh tới, lưu tặc lại bại. Sau khi bị đánh bại, Lý Tự Thành không tiếp tục tham chiến nữa, giao gần vạn tặc binh cho Lý Nham, ở lại đoạn hậu, bản thân thì dẫn theo Lưu Tông Mẫn, Tống Hiến Sách, Cố Quân Ân và thân tín trực tiếp chạy về Bắc Kinh. Hai trận đánh này có ảnh hưởng trí mạng đến sỹ khí của lưu tặc, từ đây về sau, đối với đội quân Hán gian của Ngô Tam Quế, lưu tặc khi nào cũng có thể đánh được chiến tích như thế, chỉ khi gặp đại quân Bát Kỳ của Kiến Nô, lưu tặc chưa đánh đã sợ thua, thậm chí chỉ cần nghe đến tiếng vó ngựa của kỵ binh Kiến Nô thì sẽ chạy vắt giò lên cổ. Nam Kinh. Sau khi Giảng quan Đông Cung Vương Đạc giáp mặt xác nhận, quan viên Nam Kinh không còn tiếp tục hoài nghi nữa. Dưới sự chủ trì của Binh bộ Thượng thư Sử Khả Pháp, năm đó, vị Thái Tử mười bốn tuổi Chu Từ Lãng thuận lợi lên ngôi, nhưng đại lễ đăng cơ chính thức lại cần Lễ bộ chọn ngày lành tháng tốt để cử hành, cho nên hiện tại trên danh nghĩa Chu Từ Lãng vẫn chỉ là Giám quốc, vẫn dùng niên hiệu Sùng Trinh như cũ. Khi Chu Từ Lãng thuận lợi lên ngôi, việc tái phân phối không thể tránh khỏi dấy lên nhật trình nghị sự. Chính trị trước giờ chính là trò chơi dơ bẩn nhất, mà chính trị gia lại là những người chơi dơ bẩn, cho đến nay giữa những chính trị gia không có ôn hòa, chỉ có lợi ích trần trụi. Vì có công cứu giá, hộ giá, cha con Tôn Truyền Đình, Vương Phác đã trở thành người thu lợi lớn nhất từ Thái Tử ban cho, tràng tái phân bố quyền lực này đương nhiên cũng do hai người làm chủ. Tham gia tràng tái phân bố quyền lợi chủ yếu có bốn thế lực: thế lực phương bắc do cha con Tôn Truyền Đình, Vương Phác đại diện chiếm địa vị chủ đạo; tập đoàn quan liêu cố Minh do Sử Khả Pháp, Mã Sỹ Anh, Cao Hoằng Đồ dẫn đầu, cùng với thế lực quân phiệt địa phương do Lưu Trạch Thanh, Cao Kiệt, Lưu Lương Tá, Tả Lương Ngọc làm đại diện cũng là người tham dự vào cuộc đua quyền lợi này; thế lực sỹ lâm phương nam căn cơ thâm hậu do phục xã Đông Lâm đại diện, nhưng bởi vì Chu Tiêu ở trên đại sảnh đổi trắng thay đen, khiến cho thanh danh của phục xã Đông Lâm giảm đi nhiều, nên trở thành kẻ thua cuộc trong tràng tranh giành quyền lợi này! Vấn đề trước mắt của cha con Tôn Truyền Đình, Vương Phác là làm sao để phân phối quyền lợi này? Độc chiếm quyền lực không màng đến ba thế lực thế lực hiển nhiên là không sáng suốt. Tập đoàn Tôn Vương có căn cơ, mạng lưới quan hệ ở Giang Nam cũng còn nông, không có đủ thực lực giữ quyền to một mình, vì vậy, lựa chọn sáng suốt nhất chính là lôi kéo một hoặc hai thể lực, đả kích phân hóa một hoặc hai thế lực còn lại. Tôn Truyền Đình là một trung thần, năng thần, lương thần, nhưng cho đến bây giờ lão không phải là chính trị gia xuất sắc, bởi vì lão không đủ vô sỷ, không đủ ác độc. Chân Hữu Tài đủ vô sỷ cũng đủ ác độc, nhưng y không có cái nhìn đại cục, về mặt chiến lược thiếu đi cái nhìn xa trông rộng, cho nên hai người đó đều không giúp gì được cho Vương Phác. Ngay khi Vương Phác đóng kín cửa cân nhắc nên tiến hành phân phối quyền lợi như thế nào, thì Trần Viên Viên dẫn theo Liễu Như Thị vào phòng của hắn.