Sau khi Kim lão khen ngợi xong, nhớ tới những tin đồn kia thì rất tức giận, nói: "Có bài thơ này rồi, ai nói bài "Cảm Hoài Du Xuân" lúc trước của Ôn Uyển là lão Tống viết thay, ta nhất định không buông tha cho bọn họ. Thật không ngờ nói xấu lão Tống cùng Quận chúa. Qủa là đáng giận, đáng hận cực kỳ." ông vốn không tin lời đồn đãi, nhưng những lời đồn đãi này cũng quá đáng quá, cho nên ông có nói giúp cũng vô dụng.
Một vị đại nho họ Chu ở bên cạnh cười nói: "Chỉ trách, Quận chúa có tài hoa mà lại không dùng. Nên khiến người ta suy đoán bừa. Lão Tống, lão nên vui mừng. Nếu không phải vì chuyện lần này thì bọn ta cũng không thể chứng kiến được tác phẩm xuất sắc của quận chúa ." Nếu như ba năm trước Ôn Uyển làm ra thêm mấy bài thơ thi thì sẽ không có những tin đồn này.
Ôn Uyển cúi đầu buồn chán. Nàng thật sự là lừa đời lấy tiếng mà. Khụ, sau lần này thì phải tìm lí do để không làm thơ từ gì nữa.
Mọi người tiếp tục dạo chơi trong khuôn viên, Ôn Uyển thấy điệu bộ này, cũng đoán được diễn biến tiếp theo. Trong lòng không khỏi âm thầm kêu khổ. Đoàn người bọn họ sẽ không định đến mỗi một chỗ của khu vườn sẽ bắt nàng viết một bài thơ chứ? Nói như vậy thì hôm nay nàng phải làm tới năm bài thơ rồi. ông trời a, Ôn Uyển nghĩ tới kết quả này, nàng khóc không ra nước mắt.
Bốn vị đại nho trong đó có Bành lão, không chỉ là vị có thành tựu thi từ cao nhất, hơn nữa người này tâm tư vô cùng tinh tế. Ông có thể cảm giác được, Ôn Uyển làm bài thơ này mặc dù viết quả thật rất tốt nhưng ông lại thấy bài thơ này hẳn đã sớm làm xong rồi. Ông không dám nói sao chép hay gì khác, dù sao cũng không có chứng cớ. Nhưng tóm lại vẫn không để giảm nghi ngờ trong lòng bọn họ... Nếu muốn bọn họ nhận trách nhiệm làm người làm chứng thì cần phải lấy ra bản lĩnh thật sự. Cho nên ông cười nhạt nói: "Ở chỗ nhiều Hoa Tử Đằng thế này, Quận chúa không ngại lấy hoa Tử Đằng làm một bài thơ chứ?"
Hạ Dao bưng cháo táo đỏ tới. Để cho nàng uống chút đồ trước, rồi sẽ nghỉ ngơi. Ôn Uyển buồn bực muốn chết, đâu còn có khẩu vị nên kêu nàng bưng xuống.
Ôn Uyển không biết đã chết bao nhiêu tế bào não, mới nghĩ tới một bài thơ tương đối chuẩn xác :
《 Hoa tử đằng 》
Tiêu tiêu vô bạn độc vi gia.
Tịnh lý kinh xuân nhậm vật hoa.
Lục thụ thiên chương đề bách thiệt,
Hương phong xuy tận tử đằng hoa.
Đây là bài "Viên Cư" của tác giả Du Duẫn Văn, một nhà thơ đời nhà Minh.
Một bài này tuy không thể coi là một tác phẩm suất sắc, cùng với một bài ban nãy thì kém đi chút ít. Nhưng dù sao cũng là mọi người tự mình ra đề. Lại đang cùng nhau đi dạo, nên ai cũng không dám vỗ ngực nói hiện tại ta có thể ngâm ra một bài thơ hay. Làm thơ không chỉ cần có tài năng mà còn phải có không khí cùng ý cảnh, có thể làm ra được một tác phẩm xuất sắc trước đó của Ôn Uyển thì đã hiếm thấy rồi. Tác phẩm xuất sắc mà dễ dàng có được như vậy thì cũng không gọi là tác phẩm xuất sắc nữa.
Lại đi tới một chỗ khác. Những người khác nhìn ra được ý của Bành lão, nếu muốn bọn họ làm nhân chứng thì đương nhiên bọn họ có thể đắc ý ra đề. Trong bốn người ở đây, Trương lão cười nói: "Hiện tại đã vào Thu rồi. Quận chúa. Sao không lấy Thu làm đề, không câu nệ tình thế, không giới hạn trong khuê Viên. Không biết ý nghĩ của Quận chúa như thế nào?"
Ôn Uyển hiểu, cái này vừa muốn dùng mùa thu làm đề, lại phải đem cảnh trong viện này đặc biệt đưa vào, còn phải không thể sáo rỗng, tốt nhất là có thể có tình có ý. Khụ, đề mục này quy định thật sự là hẹp hòi. Ôn Uyển buồn bã. Có điều sau khi suy nghĩ gần nửa ngày, rốt cục cũng hạ bút:
《 Thu phú 》
Thu tâm như hải phục như triều, đãn hữu thu hồn bất khả chiêu.
Mạc mạc mỹ nhân tiêu tại tí, đình đình cổ ngọc bội đương yêu.
Khí hàn tây bắc hà nhân kiếm. Thanh mãn đông nam kỷ xử sanh.
Đấu đại minh tinh lạn vô sổ, trường thiên nhất nguyệt trụy lâm sao.
(*) Bài Thu Tâm của nhà thơ Cung Tự Trân đời nhà Thanh
Cung Tự Trân 龔自珍 (1782-1841) tự là Sắt Nhân, hiệu Định Am, người Nhân Hoà, Chiết Giang (nay thuộc Hàng Châu, Chiết Giang), đỗ tiến sĩ năm Đạo Quang thứ chín (1829), làm một số chức quan ở triều đình. Năm Đạo Quang thứ 19, ông từ quan về Nam. Hai năm sau ông đột tử khi đang giảng bài tại thư viện Vân Dương, Đan Dương. Về học thuật, ông có xu hướng theo Tây học; về chính trị, ông chủ trương cách tân, là một nhà tư tưởng tiên tiến của thời cận đại.
Thơ ông cảm thời thương thế, kêu gọi bão táp. Trong thơ có trí tưởng tượng phong phú, lời thơ tươi đẹp; phong cách trong sáng, mới mẻ. Đối với thời sau, ông có ảnh hưởng khá lớn, mở ra thi phong mới.
Bành lão tán thán nói: "Không tệ. Bài thơ này ý cảnh tốt, khí khái. Hay! Rất hay!" Hiện giờ bọn họ ra đề mục, còn đem hạn chế ý cảnh ở trong đề mục. Ôn Uyển vẫn có thể làm ra được, chứng minh Ôn Uyển quả thực có chân tài thực học.
Ôn Uyển xấu hổ. Trong lòng cũng là kêu khổ thấu trời. Phải biết rằng nàng thuận tiện cùng lão sư nói chỉ có một cái sân nhỏ thôi. Đồng thời Ôn Uyển cũng âm thầm cảm thấy may mắn, may mà có năm sân, không có mở ra mười sân. Nếu không thì chắc muốn mạng của nàng quá.
Đi tới Mai lĩnh, cảnh trí không tệ. Chẳng qua hoa mai phải đợi mùa đông mới mở. Nơi này thiếu một Cảnh, không náo nhiệt giống mấy cảnh lúc trước. Ôn Uyển cho là có thể tránh được.
Tống Lạc Dương lại nói: "Ôn Uyển, Thi cũng viết ba bài. Không bằng, lần này, lại làm thêm một bài. Đề mục không câu nệ." Chỉ cần tương xứng quang cảnh viết xuống là được, không nhất định phải đem thi từ hạn chế góc chết như vậy.
Ôn Uyển moi ruột moi gan, cả gương mặt đều lấm tấm đen rồi. Cuối cùng mới khó khăn lắm hạ bút:
《 Mãn Đình phương 》
Vũ lạc thu đường, thanh phiến ba tiêu; sương chi đinh cúc, mạn phàn tử đằng; tuyết phiêu mãn thiên nhật, mai hoa hương tự khổ hàn lai. Xa luân lạc nhật, mãn đình phương thảo, tán khỉ dư hà, tiệm đô mê huyễn cảnh. Nhất nhật hoán nhất sắc, giả tự quyển như lưu thu nhật, thùy đạo kham kham.
Mọi người cùng nhau bình luận mấy bài, vẫn nói bài đầu tiên là hay nhất. Mọi người tiếp tục đi, cảnh sắc kế tiếp cũng không tệ, đi tới sân cuối cùng là Lạc Cúc Viện.
Trong bốn vị đại nho, một người vẫn một mực cười nói giữ ý, Chu lão có thanh danh nghiêm nghị ( bởi vậy có thể thấy được, Tống Lạc Dương mời mấy người này, cũng tốn tâm tư rất lớn) nói: "Nơi này nếu đầy viện đều là hoa cúc thì hôm nay quận chúa hãy lấy hoa cúc làm đề đi, lấy vẻ thoải mái kêu ngạo của thu cúc làm ý. Ngày xưa Đào Công Hữu có tài năng làm cúc đông dưới rào, tự nhiên gặp được những câu thơ hay nam sơn thiên cổ. Nay phải trông mong vào tác phẩm xuất sắc của quận chúa."
Ôn Uyển muốn ấm ức quá rồi. Đề mục này, một cái so với một cái còn khó khăn hơn. Khụ, đáng thương tế bào não của nàng không biết đã chết bao nhiêu lần.
Vài người khác đều thầm nghĩ, lần này đề mục ra thật là tốt. Có mấy người vuốt chòm râu. Hướng về phía Tống Lạc Dương gật đầu, lại thấy đầu chân mày của Ôn Uyển thắt lại đến đáng thương thì đều ha hả cười.
Hạ Dao ở một bên mài mực. Muốn giết ai đó, nàng còn có thể giúp đỡ. Nhưng làm thơ phú thì nàng chỉ có thể thương xót mà không giúp gì được rồi. Ôn Uyển thật lâu mới viết:
《 hỏi cúc 》
Dục tấn thu tình chúng mạc tri, nam nam phụ thủ khấu đông ly:
Cô tiêu ngạo thế giai thùy ẩn? Nhất dạng khai hoa vi để trì?
Phố lộ đình sương hà tịch mịch? Hồng quy cung bệnh khả tương tư?
Hưu ngôn cử thế vô đàm giả, giải ngữ hà phương thoại phiến thì.
Hạ Dao bưng thức ăn tới, Ôn Uyển một miếng cũng không nuốt trôi được. Khụ, mệt mỏi, thân thể mệt mỏi, tinh thần càng mệt mỏi hơn. Mọi người bình phẩm xong, ngược lại tinh thần vẫn rất tốt.
Ôn Uyển âm thầm buồn bã thở ra, đều nói thân thể văn nhân không tốt, tại sao năm người này đem vườn của nàng đều đi hết rồi mà không có ai thở gấp chút nào vậy.
Xem xét xong cả năm sân thì trở lại trong vườn, trong vườn là một mặt hồ trong như gương. Nhìn thấy bên trên mặt nước trong hồ, đầy cánh hoa đang trôi nhẹ, khi gió thổi tới thì cánh hoa xung quanh cũng rối rít bay xuống. Mọi người thấy cả vườn đầy hoa rơi rực rỡ, cộng thêm cảnh đẹp như tranh vẽ liền lâm vào say mê.
Hạ Dao đem đồ ăn buổi tối dọn đến chỗ này. Bành lão cười nói: "Quận chúa, cả vườn hoa này hoa rơi rối loạn chính là cảnh đẹp khó gặp, cánh hoa rơi trôi nhẹ, khi nhìn khiến cho người ta rất là thương cảm. Quận chúa có thể lấy hoa rơi làm đề, làm một bài thơ không? Không biết ý nghĩ quận chúa như thế nào?" Mấy bài thơ trước của Ôn Uyển đã chứng minh được thực lực. Nếu như quận chúa có lòng nghiên cứu thì tuyệt đối có thể lưu danh thiên cổ, trở thành đại văn hào một thời ( Ôn Uyển xấu hổ ).
Ôn Uyển muốn khóc, lại tới. Không trông thấy nàng chết là không bỏ qua đúng không? Hành hạ từ buổi sáng tới bây giờ đã chập choạng tối rồi, đầu óc nàng đã hỗn loạn. Tất cả đều là câu thơ rồi lại câu thơ a. Không có cách nào khác, cuối cùng Ôn Uyển kiên trì tiếp tục suy nghĩ.
Cho đến khi trăng sáng treo lên ngọn cây mới viết:
《 Lạc Hoa Hữu Cảm 》
Kính viên cảnh sắc thiên hạ thủ,
Hoa lạc sầu tràng thương thu thệ.
Lạc hồng bất thị vô tình vật
Hóa tác xuân nê canh hộ hoa.
Bành lão tự mình đọc một lần, rồi mừng rỡ, vỗ tay khen ngợi: "Hay, hay cho một câu 'Lạc hồng bất thị vô tình vật, Hóa tác xuân nê canh hộ hoa. 'tốt, tốt."
Mấy người nghe bài thơ này, tất cả cũng lớn tiếng nói hay. Mấy vị đại nho khác lại càng khen ngợi. Năm thơ một từ, không có một bài nào kém. Đều rất tốt. Đặc biệt là hai bài trước sau đều tỏ ra không yếu kém nhất.
Nhưng hai bài kia khó chọn được bài đứng đầu, năm người tranh luận không nghỉ. Đều có các yêu thích riêng của mình, nói bài đầu tiên là tốt nhất, có người nói bài thứ năm tốt nhất, dựa theo lời nói của Bành lão thì bài thứ năm là bài tốt nhất, mấy bài trước rốt cục là tự thấy ít thời gian.
Ôn Uyển cúi đầu. Hạ Dao đi tới, hỏi xem Ôn Uyển muốn ăn gì, Ôn Uyển cái gì cũng đều không ăn vào được. Đầu óc một mảnh loạn, bụng cũng trống không.
Bành lão khen ngợi không dứt như những người khác. Trừ bài thơ Ôn Uyển viết về Mãn Đình Phương ông có chút không vừa ý thì những bài khác đều thuận lòng của ông: "Quận chúa, lần sau mấy người chúng ta tụ tập ngắm hoa ngâm thơ. Người nhất định phải vui vẻ đón tiếp nhé." Ngôn ngữ so với vừa rồi thì tôn kính hơn nhiều. Mặc dù Ôn Uyển còn nhỏ tuổi nhưng quả thật tài học đầy người, cũng không phụ lòng sự nổi danh này.
Những cuộc tụ hội này đối với mấy người học sinh mà nói thì chính là tha thiết mơ ước. Tùy tiện một vị đại nho chỉ điểm cho một hai cũng có giúp ích rất lớn đối với bọn họ. Đáng tiếc, Ôn Uyển lại ngần ngại, nói đến việc bị vạch trần thì nàng không sợ. Vì mười năm này nàng học được rất nhiều, không có được mười phần như lão sư nhưng năm sáu phần cũng còn nắm chắc. Cộng thêm những năm này, nàng đã xem qua rất nhiều sách, đủ để đối phó với mấy lão giả khôn khéo này. Nhưng nàng quả thật đối với loại chuyện làm thơ không có hứng thú. Lần này hoàn toàn là không trâu bắt chó đi cày.
Ôn Uyển lắc đầu: "Tiên sinh tha lỗi, ta thật sự là không thích làm thi từ. Hơn nữa, ta cũng bề bộn nhiều việc, không có nhiều thời gian đi nghiên cứu."
Tống Lạc Dương quát lớn: "Đã có tài học bực này, tại sao lại không viết. Lãng phí tài năng một cách vô ích. Còn khiến cho mọi người nói con lừa đời lấy tiếng đó. Nếu như con có thể làm được nhiều thi từ thì làm gì có người dám phỉ báng con như thế ." Tống Lạc Dương ngoài mặt khiển trách, nhưng khóe miệng thì nhếch lên. Nhìn một cái xem, không thích còn có thể viết ra những bài thơ tốt như vậy, Ôn Uyển đã cho ông mặt mũi rất lớn a, thật là mặt mũi lớn a.
Ôn Uyển lầm bầm ở trong lòng, ta vốn chính là lừa đời lấy tiếng. Tin đồn cũng không sai. Chẳng qua là, không thể nói ra ngoài thôi. Thật ra thì nàng không muốn những thứ hư danh này.
Hạ Dao vội vàng đi ra nói: "Tiên sinh, cả ngày hôm nay Quận chúa đến một ngụm cơm cũng không ăn được. Tiên sinh đừng gây khó khăn cho quận chúa nữa."
Tống Lạc Dương lập tức không gượng ép nữa. Vạn nhất bức ra tật bệnh gì rồi, không phải ông cũng đau lòng sao: "Những thứ này tạm thời không nói, ta cũng đói bụng rồi. Đi ăn cơm thôi. . . . . ."
Rất nhanh liền có một bàn rượu và thức ăn đưa lên, năm người uống rượu mà Ôn Uyển ủ, liên tục nói rượu ngon. Sau khi Kim lão uống song cũng khen ngợi không dứt: "Thật không ngờ, nơi này của Quận chúa lại có rượu ngon như vậy, cảnh đẹp rượu ngon, nếu có nhạc khúc của lão nữa thì đẹp hơn nhiều rồi."
Bành lão chờ mấy vị vui mừng cười ha ha nói: "Lão Kim, diễn tấu một khúc đi, đúng là thiếu âm nhạc thật, mau lên a."
Nên ngay sau đó, Kim lão trình diễn một khúc. Mọi người cười ha ha bảo ông tiếp tục uống. Cũng không biết làm sao, Kim lão bỗng thở dài nói: "Khụ, lão Tống, ông đã thu một đệ tử có tài học như vậy. Đáng tiếc, lúc đầu ta vốn định thu Phất Khê công tử làm đồ đệ, nhưng hắn nói là đã có Lão sư. Để cho ta tiếc nuối thật lâu. Càng không nghĩ tới, người kia lại sớm qua đời rồi. Nếu như còn sống thì không biết chừng còn sáng tạo ra càng nhiều tác phẩm xuất sắc nữa. Ông trời thật là tàn nhẫn, ghen anh tài mà."