Từ lúc bắt đầu, Nhan Trưng Bắc đã biết mình đang nằm mơ, vốn không nên đắm chìm vào đó. Song, Trang Chu mộng điệp (1), trải qua nhiều ngày đêm hư ảo rồi dần quên lãng, anh lại cho rằng mình thật sự là một cậu bé mười hai tuổi.
(1) Trang Chu mộng điệp: Có lần Trang Chu nằm mộng thấy mình hóa bướm vui vẻ bay lượn, mà không biết mình là Chu nữa, rồi bỗng tỉnh dậy, ngạc nhiên thấy mình là Chu. Không biết phải mình là Chu nằm mộng thấy hóa bướm hay là bướm mộng thấy hóa Chu. Trang Chu với bướm tất có chỗ khác nhau. Cái đó gọi là "vật hoá".
Anh kể Cận Tiêu nghe thần thoại Cupid, công chúa được gả cho một chàng trai xa lạ, chưa từng thấy mặt chàng ta. Giọng kể của cậu Tư hệt như lúc mẹ ôm anh, kể chuyện ba lần chuyển nhà của mẹ Mạnh Tử (2). Mẹ cậu Tư kể về nho gia cũng đầy hấp dẫn, sinh động, anh tự nhiên cũng có thể thuật lại thiên tình cảm kia một cách chân thực, tươi đẹp.
(2) Mẹ Mạnh Tử đã ba lần chuyển nhà để Mạnh Tử được ở trong môi trường xã hội tốt nhất cho việc học tập, tu dưỡng.
Xét cho cùng, ở cái tuổi này của anh, tình yêu vẫn chỉ là lời đồn bên tai. Huống chi cô bé bên cạnh nhỏ hơn anh nhiều lắm, những tưởng yêu là "tương thân tương ái", ai ngờ thực chất chỉ là sống chung một nhà, rửa bát nấu cơm mỗi ngày mà thôi. Kết truyện cho nam nữ chính sống bên nhau vui vẻ, hạnh phúc cả đời rõ là viết ẩu. Lấy hôn nhân làm cái kết, quả là quen thói bịp bợm, lừa phỉnh trẻ con.
"Thiên tình sử của thần Cupid và nàng Psyche xinh đẹp Cupid là thần Tình yêu trong khi Psyche là thần Tâm hồn (sau này khi đã lấy Cupid). Câu chuyện tình của hai vị thần này từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng của nhiều thi sĩ, nhà văn. Bên cạnh đó, nó cũng được biên soạn ra tiếng Việt nhiều lần, in thành sách trong các cuốn giai thoại nổi tiếng. Psyche là con gái út của một vị vua thế nên từ bé đã được sống trong môi trường hoàng tộc. Nàng có sắc đẹp "nghiêng nước nghiêng thành". Thậm chí, một số người còn cho rằng nàng đẹp hơn cả thần Venus (Nữ thần Sắc đẹp). Điều này hiển nhiên là không qua nổi tai mắt của thần Venus và nó khiến nữ thần rất tức giận. Nữ thần quyết định trừng phạt cô gái người trần mắt thịt kia. Thần Venus sai con trai mình – thần tình yêu Cupid – phải khiến Psyche cả đời yêu kẻ hèn mạt nhất và bất hạnh với mối tình đó. Tuy nhiên, ngay từ cái nhìn đầu tiên, Cupid đã đem lòng yêu nàng Psyche xinh đẹp. Cupid quyết định nàng phải là vợ mình, hoặc không ai cả. Vì thế, vị thần này quyết định "đuổi khéo" các chàng trai để ý tới Psyche. Khi các chị đã lấy chồng hết cũng là lúc vua cha và hoàng hậu lo lắng cho tương lai của Psyche. Họ sai quân lính đưa nàng lên một đỉnh núi. Dĩ nhiên, Cupid luôn theo dõi mọi bước chân của "người thương". Thần hóa thân thành cơn gió, đưa Psyche đến một cung điện nguy nga tráng lệ. Ở nơi đây, Psyche cảm nhận được sự hiện diện của người chồng thân yêu bên cạnh song cảm xúc này chỉ xuất hiện khi đêm xuống. Khi Psyche thức giấc, mọi thứ lại trở về bình thường. Trong một lần, nàng Psyche năn nỉ "chồng" mình cho phép được báo tin cho bố mẹ và anh chị. Vì không muốn thấy vợ buồn phiền nên Cupid đã đồng ý cho nàng gặp hai cô chị. Gặp lại các chị, Psyche vô cùng sung sướng. Nhưng từ đây, bi kịch của nàng mới thực sự bắt đầu. Nghe lời "khuyên" của hai cô chị ghen ghét với hạnh phúc của em, đêm xuống, Psyche lấy ngọn đèn giấu dưới gối để "soi" mặt "người chồng yêu". Vì quá sững sờ trước vẻ đẹp của người chồng (vốn là một vị thần), Psyche đã để một giọt dầu rơi xuống mặt, khiến Cupid bừng tỉnh. Vì quá giận giữ, Cupid "trừng phạt" Psyche bằng sự xa cách, bỏ về Olympus. Cảm thấy hối hận vì những gì mình đã làm, Psyche đi tìm chồng ở khắp nơi. Vì biết con trai trái lời dặn của mình, nữ thần Venus đã đưa ra rất nhiều hình phạt cho Psyche. Tuy nhiên, điều này không làm nàng nản lòng. Psyche ngoan ngoãn làm theo mọi yêu cầu của nữ thần. Cho đến khi Psyche được giao đi kiếm một cái hòm từ chỗ thần chết Hades mang về cho Venus mà không được mở ra, vì quá tò mò nên nàng đã bị rơi vào giấc ngủ ngàn thu trước làn khói đen bí hiểm bên trong. Thời gian qua đi, khi đã nguôi giận, Cupid đi tìm Psyche và đặt lên môi nàng một nụ hôn nồng thắm. Psyche lập tức tỉnh lại. Nàng kể cho Cupid những gì mình đã trải qua và hứa sẽ không lặp lại. Vì vẫn còn rất nhiều tình cảm với người con gái xinh đẹp này, Cupid quyết định nhờ sự trợ giúp của thần Jupiter, nhờ thần hòa giải với mẹ mình. Thần Jupiter cảm kích trước tình cảm của hai người, đã cho Psyche uống nước thánh để nàng biến thành thần giống Cupid. Nữ thần sắc đẹp Venus vì nhượng bộ thần Jupiter nên chấp nhận hoà giải và nhận Psyche là con dâu. Kể từ đó, không ai có thể chia lìa đôi uyên ương Cupid – Psyche."
Cậu Tư gấp sách, quay sang cười nhìn cô. Cô không còn cẩn trọng, càng không xa cách anh như trước nữa, lúc này đang nghiêng đầu, ngẫm nghĩ chuyện anh kể.
Nhan Trưng Bắc hắng giọng, mong cô đừng đắm chìm trong thần thoại nữa, mà hãy nhìn người mới kể chuyện này đôi chút. Cô lại không để ý tới anh, bĩu môi nói: "Nếu Psyche không châm nến lên để nhìn, Cupid sẽ không bao giờ cho bà ấy thấy dáng dấp của mình sao?"
Cô vừa nói vừa tròn mắt, như đang giận cá chém thớt lên cậu Tư. Nhan Trưng Bắc kể xong còn chưa được nghe nửa câu khích lệ và cảm ơn từ cô, ngược lại phải tốn nước bọt nói đỡ Cupid, quả là không dễ dàng gì. Anh thở dài, trả lời: "Có lẽ một khoảng thời gian sau, tự Cupid sẽ thẳng thắn với bà ấy thì sao?"
Cô bé ngồi thẳng người, "hừ" một tiếng như không tin tưởng. Cậu Tư rất kiên nhẫn: "Em thử nghĩ mà xem, ông ấy làm vậy để tránh Venus phát hiện thôi." Đứng trên lập trường của nam chính, anh rất bảo vệ "người anh em" này: "Không để Psyche thấy dáng dấp của mình, cũng là vì bảo vệ bà ấy."
"Nhưng chỉ là thấy mặt thôi, ông ấy lại tức giận bay đi mất." Cận Tiêu cầm cành cây con chọc vào bùn trên đất mà phiền muộn: "Để gặp được ông ấy, Psyche còn một mình băng qua âm phủ, khổ sở biết bao nhiêu."
Cô bĩu môi, bất mãn với kết cục, luôn thấy nữ chính "bị hớ" khi đến với vị thần Tình Yêu kia, mà không phải một dân thường. Cậu Tư gãi đẫu, cũng hơi lung lay: "Nhưng... ông ấy là thần." Nghĩ tới đây, anh nghiêm túc cãi lại: "Lấy thần luôn không dễ gì, dù sao lấy ông ấy..." Anh cười, thầm nghĩ mình thật nhạy bén: "Thì sẽ trở thành thần."
Vượt qua giai cấp trước đó, nắm trong tay sinh mệnh và thanh xuân vô hạn, tình yêu không bình đẳng bỗng trở thành thứ có lời. Có điều cô còn nhỏ, không thể phân tích rạch ròi, chỉ thoáng thấy chuyện này không công bằng. Cô cau mày định nói gì thêm, đã bị cậu Tư cắt ngang: "Mà em tên là gì?"
Cô chớp mắt, không rối rắm vì câu chuyện kia nữa mà đáp: "Em là Cận Tiêu."
Lúc ăn Tết trước đó, cha mẹ đưa cô tới nhà khác chúc tết sẽ giới thiệu tên, còn phải chỉ rõ là chữ nào. Hiếm ai trong làng này hỏi tên Cận Tiêu, mãi tới hôm nay mới có người hỏi, cô bắt chước mẹ mình, giải thích cặn kẽ cho anh nghe: "Chữ Tiêu trong từ heo con ấy."
Cô nói vậy khiến cậu Tư ngơ ra, anh thầm lục lại từ điển trong đầu rồi xác nhận mình không biết chữ này, biểu cảm cũng mờ mịt: "Gì cơ?"
Thật ra, Cận Tiêu cũng không biết rốt cuộc tên mình viết thế nào, tuy có thấy người khác viết mấy lần nhưng cô cũng không nhỡ kỹ lắm. Theo cô, nét bút của các chữ đều hơi nhiều. Cô nghĩ nghĩ rồi lại nói: "Mẹ em bảo « Thuyết Văn » (3) giải nghĩa chữ Tiêu là: thấy chuột, heo con (4)."
(3) Thuyết Văn: hay còn được gọi là Thuyết văn giải tự, là tự điển chữ Hán xuất hiện hồi đầu thế kỷ thứ II trong thời Nhà Hán. Mặc dù không phải là cuốn tự điển chữ Hán ra đời đầu tiên được biết đến (quyển Nhĩ Nhã đã ra đời trước đó), Thuyết văn giải tự là sách đầu tiên phân tích cấu tạo Hán tự và giảng giải các thành tố cấu tạo chữ, và cũng là nơi đầu tiên nhóm các chữ Hán theo bộ thủ.
Cô nhếch miệng, nghĩ tên mình là chuột là heo, bảo sao mẹ đưa mình về quê. Cô hơi ngượng ngập: "Chắc có nghĩa là heo con nhìn thấy chuột."
Mãi rồi cậu Tư mới hiểu ra, sau đó không nhịn được phải bật cười. Cô nghĩ tên mình buồn cười nên càng xấu hổ hơn, sau đó mím môi toan xoay người đi. Nhan Trưng Bắc cầm cành cây con trên tay cô, vẽ trên bùn.
Cô nhìn anh viết từng nét từng nét trong tên mình, còn thấy đối phương thật tài giỏi nên gật đầu: "Đúng là chữ này rồi."
Nhan Trưng Bắc ngước nhìn, nói bằng giọng mang ý cười: "Tiêu Tiêu, không phải heo con, mà là trúc non, trúc trong cây trúc đấy (5)."
Anh kiên nhẫn giải thích thêm cho cô bên cạnh chữ "trúc": "« Thuyết Văn » viết Tiêu, nghĩa là (tiễn chúc) trúc non (6)."
"Từ "tiễn" nghĩa là mũi tên của cung tên, "chúc" nghĩa là chủng loại. (7)" Anh cười, giọng cũng mềm xuống và mang theo chút ôn hòa không tên: "Không có chuột hay heo con nào hết."
(4)(5)(6)(7) Chữ Tiêu [筱 – xiǎo] trong tên Cận Tiêu nghĩa là trúc, cô nhầm [小竹 – xiǎozhú] nghĩa là trúc non với [小猪 – xiǎo zhū], nghĩa là heo con, heo nhỏ.
Thuyết Văn dùng từ [箭属 – jiànshǔ: tiễn chúc] được hiểu với ngữ cảnh này là "có nghĩa/tức là", dùng để giải nghĩa cho chữ Tiêu. Khi tách riêng ra, từ [箭 – jiàn: tiễn] nghĩa là mũi tên, từ [属 – shǔ: chúc] nghĩa là chủng loại/ thuộc loại, Cận Tiêu lại tiếp tục nhầm hai chữ này với từ [见鼠 – jiàn shǔ], nghĩa là nhìn thấy (con) chuột. Cả hai ví dụ trên đều là các trường hợp đồng âm khác nghĩa, khác mặt chữ trong tiếng Trung.
Dưới đây là bảng so sánh:
Cận Tiêu nghĩ Cách viết và hiểu đúng Chữ Hán 筱, 见鼠, 小猪也 筱, 箭属, 小竹也 Phiên âm xiǎo , jiàn shǔ, xiǎo zhūyě xiǎo, jiàn shǔ, xiǎo zhúyě Dịch nghĩa Tiêu, thấy chuột, heo con Tiêu, nghĩa là, trúc non
Cận Tiêu nhìn chữ trên đất, tiếp đó lại ngẩng đầu nhìn chữ "trúc" anh đang chỉ và giải thích cho mình.
Ánh nắng len lỏi giữa tán lá đa ánh lên gương mặt của Nhan Trưng Bắc, nụ cười rộ lên trên khuôn mặt anh bé khiến Cận Tiêu ý thức được điều gì đó khác biệt. Sự cởi mở, ôn hòa và cả suy tư trong chốc lát của thiếu niên chưa từng xuất hiện ở nơi thôn xóm này, khiến cô hốt hoảng nghĩ rằng có lẽ anh không nên xuất hiện ở đây.
Cậu Tư dừng lại, nghiêm túc nói: "Cha anh nói làm người phải kiên cường tựa trúc."
Nhắc tới cha, anh vẫn như một đứa trẻ, mặt mày nghiêm trang hệt lúc bị cha kiểm tra bài: "Nói đúng hơn là nơi này..." Anh chỉ vào lồng ngực của mình: "Dù phải đối mặt với hoàn cảnh khó khăn, cũng sẽ không khuất phục."
Anh trịnh trọng tới vậy khiến Cận Tiêu giật mình, có lẽ cũng do nhận ra anh đang nhắc đến chuyện gì sâu sắc lắm. Thiếu niên nói xong những lời này rồi nhìn về phía cô. Ánh mắt anh trìu mến tới lạ, như thể xuyên thấu dãy núi sau lưng cô, tới một nơi khác.
"Cận Tiêu, là một cái tên hay."
Có lẽ bọn họ đều có duyên với trúc. Lần đầu tiên gặp ở rừng trúc, ngày sau cô lại dùng ống trúc mang cháo tới cho anh. Sâu chuỗi lại những chuyện này, cậu Tư vừa cảm kích, vừa thấy đây quả là cái duyên khó có được, cần phải trở thành bạn thân nhất của cô.
Anh đang nghĩ xem sẽ nói gì, phải đẩy mạnh tình hữu nghị không tầm thường này ra sao, Cận Tiêu lại cướp lời hỏi trước: "Vậy anh thì sao, anh Dương Dương?"
Cô đột nhiên gọi "anh Dương Dương" khiến anh không kịp phản ứng. Cận Tiêu lại hỏi tiếp: "Tên của anh là cây dương à, anh cũng muốn giống cây dương sao?"
Cô bắt chước điệu bộ giảng giải của anh, cây dương và cây trúc đều là thực vật, cũng giống nhau cả thôi. Cô nhíu mày, chê: "Nhưng hoa của cây dương (8) kinh lắm, giống hệt sâu róm."
(8) Hoa của cây dương
"Á à." Nhan Trưng Bắc lấy lại tinh thần, hất hàm, gườm cô: "Rõ ràng em nhớ anh, còn biết thím Ngô gọi anh là gì." Anh nhớ tới lúc cô đóng cửa, cửa sắt xém chút nữa đã xượt qua chóp mũi mình thì nghiến răng nghiến lợi: "Sao lần trước em không nói chuyện với anh?"
Vậy mới thấy anh thù dai đến mức nào. Chưa có ai không khách sáo với anh đến vậy, cũng chưa có ai khiến anh mất mặt mà vẫn đuổi theo như thế. Cận Tiêu lại không sợ, chỉ cúi đầu nhìn chữ anh viết vừa rồi, vẫn cứng miệng: "Em không chơi với con trai."
"Sao lại thế?" Anh thấy cô cúi đầu ngắm chữ nên cũng nhìn theo, nhất định phải biết cô ghét điều gì: "Con trai thì sao?"
Cận Tiêu trề môi, không khách sáo: "Lúc nào cũng đánh nhau, lúc nào cũng bẩn thỉu, toàn trêu chọc người khác nữa."
Cậu Tư thẳng người, quyết tâm chứng minh mình "gần bùn mà không hôi tanh mùi bùn". Anh vỗ ngực như đánh cược, nhưng người khác nhìn thấy vẫn nhận ra đây chỉ là một cậu bé, không được chững chạc và nội liễm tới vậy.
Nhan Trưng Bắc nhướng mày, xem chừng rất tự tin: "Anh không đánh nhau, rất ưa sạch sẽ, càng không trêu em."
Cận Tiêu quay sang, liếc xéo anh như không quá tin tưởng. Cậu Tư lại bổ sung: "Anh kể chuyện cho em nghe nữa, được không?"
Anh Tiểu Vũ nhà thím Ngô mười tuổi thật đấy, nhưng ngày nào cũng ương bướng như khỉ nhỏ. Anh Tiểu Vũ còn không biết chữ, có lẽ anh Dương Dương biết chữ này sẽ lịch sự như mấy anh bé cô nhìn thấy lúc ăn tết trong thành đây.
Cô đảo mắt, sau đó ngồi xuống, nghiêm túc nói: "Vậy anh không được thả ốc sên lên người em đâu đấy."
"Không đâu." Cậu Tư khẽ lắc đầu: "Anh sẽ không bắt nạt em, không làm những việc em không thích."
Cậu Tư còn muốn nói gì đó, đã nghe thấy nơi xa có tiếng người gọi, dường như là gọi tên Cận Tiêu.
Anh hướng về phía âm thanh đó thì thấy một bà cụ dưới sườn núi, bà đang tiến về phía trước, vừa đi vừa hô gì đó.
Nhan Trưng Bắc nhíu mày, thoáng nghĩ tới gì đó nhưng không kịp nhớ ra, trong lòng thầm bất an như ai đó từ cõi u minh vẫy gọi.
Anh còn đang nghĩ thầm, Cận Tiêu đã đứng lên, hô lên: "Bà ơi!"
Vẻ mặt của anh chợt thay đổi.
Vào khoảnh khắc ấy, cậu Tư không còn sống trong cõi mộng xa xôi này nữa, mà đã trở thành người quan sát.
Anh ép mình phân biệt, phân biệt xem người trong giấc mộng trùng điệp lại xa cách kia là người trưởng thành đứng đằng xa, hay là cậu bé ngồi dưới tàng cây.
Tiếng Cận Tiêu gọi bà như âm thanh vui sướng của chú chim sẻ nhỏ, khiến anh chợt không phân rõ cô vui vẻ, thân mật như vậy là ký ức chân thực đã qua, hay là cảnh huyễn hoặc do tâm tư phức tạp của mình bồi đắp nên.
Bất kể là thật hay giả, anh cũng không dám nhìn bà cụ kia.
Anh thoáng nhớ lại điều gì, nhưng lại không muốn nhớ nữa. Bởi nếu nhớ được rồi, đó ắt là gánh nặng khó bề chịu thấu. Cậu Tư cắn răng, ra sức đè nén gì đó, sau đó bỗng nghe Cận Tiêu kêu lên đầy kinh hãi. Anh không để ý được tới những suy nghĩ ngổn ngang kia nữa, chỉ vội vàng đứng lên, chạy về phía cô.
Trong giấc mộng đó, Cận Tiêu đang lay người bà cụ nằm trên mặt đất, bà cụ vừa rồi còn gọi cô giờ đã nằm trên vũng máu, mà trên mặt cô bé kia đầy những nước mắt là nước mắt. Cậu Tư cuống cuồng, toan chạy về phía trước nhưng bị ai đó giữ lại.
Anh muốn giãy ra, nhưng không được. Anh ở trong mơ yếu đuối và bất lực đến vậy, chỉ biết nóng ruột, căm phẫn quay đầu nhìn kẻ không có mắt nào đó đang kiềm mình lại.
Khi nhìn rõ rồi, máu trong người như đóng băng toàn bộ.
Kia chẳng phải gương mặt của anh cả sao? Hắn ta nhếch miệng cười, chậm rãi nói với vẻ quái gở, cũng là kiểu khinh khỉnh ngày thường của hắn.
"Chú Tư, anh cả đến đón chú về nhà."
Cậu Tư trợn mắt thật lớn, một tay khác của Nhan Trưng Đông đã giương súng, nhắm về phía Cận Tiêu.
Anh nóng ruột tới đỏ mắt, không còn tâm trạng phân biệt là mơ hay thực nữa, chỉ vừa liều mạng giãy ra, vừa ngoái đầu nhìn chăm chăm. Tiếng súng vang lên phía sau, cùng lúc đó Cận Tiêu cũng biến mất.
Người ngã trên mặt đất là chú Ngô.
Ký ức ập đến như thủy triều, dòng nước ấy ngăn trở cái ngây thơ của thuở thiếu thời, thuở thiếu thời vô tri mà khờ dại. Cũng chính ký ức kia, đã hắt màu máu tàn khốc lên những tháng ngày tự kiêu và khờ khạo, bắt anh, buộc anh, ép anh thấy rõ mình là kẻ yếu đuối và nhu nhược.
Ngày ấy anh kể chuyện cho Cận Tiêu nghe, sau đó ở lại thôn thêm mấy ngày thì có người nói người nhà tới đón anh rồi. Anh chạy đi xem, thì ra là anh cả.
Cậu Tư cũng lấy làm lạ, bởi ngày trước anh cả lúc nào cũng gai mắt và vô cùng cay nghiệt với anh. Mặt khác, anh lại nghĩ dù sao anh cả cũng là anh cả, vẫn sẽ quan tâm tới em út. Tuy thấy anh cả kỳ lạ, anh vẫn tạm biệt Cận Tiêu, cả nhà thím Ngô và mấy người quen quanh đó.
Ngày ấy Nhan Trưng Đông tốt tính tới lạ, hắn tiếp chuyện từng nhà từng nhà một, còn nói lời cảm tạ người ta. Cậu Tư không nói ra, nhưng vẫn thấy ấm lòng.
Một năm chín tháng đó phía Đông phản loạn, Nhan Trưng Đông tuân lệnh đi trấn áp. Thân là quân phiệt, sợ nhất là mang danh thần minh cổ xúy nông dân. Càng tiến về phía Đông, chỉ cần phát hiện Nghĩa Hòa Đoàn hoặc một đoàn thể nào khác, đều phải xử bắn, chặt đứt hậu họa. Bởi vậy, tư lệnh cũng chẳng hề nể nang trong chuyện này.
Trùng hợp thay, thôn Đại Liên cậu Tư từng ở ấy, cả thôn bị phán tội phản loạn.
Lúc đầu anh chỉ bất an, cho tới khi cả nhà thím Ngô, thêm mấy gia đình xung quanh hay bất kỳ ai từng gặp anh, từ già trẻ lớn bé đều bị xử tử như những kẻ châm ngòi phản loạn.
Khi ấy cũng là lúc Nhan Trưng Đông tới đón anh, tạm biệt mấy gia đình nọ.
Thì ra kiên nhẫn ngày đó là có nguyên do.
Mấy gia đình nhà nông kia thậm chí còn không nhận nổi mấy mặt chữ, ngày ngày lao động quần quật, đâu hay suy nghĩ kích động, vận động dân trong thôn nổi dậy là gì. Lúc cậu Tư hay tin, lệnh đã truyền đi từ sớm, khi ấy anh mới hiểu vì sao người đến đón mình lại là Nhan Trưng Đông. Nếu so ra, anh cả vẫn có tầm nhìn hơn mẹ hắn. Hắn biết mẹ mình thân là chủ gia đình, lại ngu ngục ruồng rẫy một đứa trẻ bệnh nặng, vì vậy mới tự tới xoay chuyển cục diện.
Chuyện ngu ngục, càng không thể để cha biết. Hắn phải giết người diệt khẩu chuyện giữa bà cả và cậu Tư thì hơn.
Trên đường từ thôn về nhà, cậu Tư gắt gỏng với hắn vì chuyện cỏn con, muốn nói những việc này với cha.
Anh cả của anh chỉ liếc mắt, cười lạnh.
Vẫn chỉ là thằng nhóc, thật quá ngây thơ.
Thế giới của anh chợt chỉ còn màu đỏ của máu, và cả vài tiếng "cu cậu" chú Ngô từng gọi trước đó. Tiếng gọi kia cứ yếu dần, yếu dần, như lời cầu cứu từ xa vậy.
Anh choàng tỉnh.
Ánh sáng ngoài cửa sổ lại lọt vào tầm mắt, tiếng rầm rì của hai cô gái phía sau đã dừng lại từ lúc nào, giờ đây chỉ còn tiếng bóc hạt dưa vang lên từ người bên cạnh.
Anh ngồi dậy, vừa mới tỉnh ngủ, tầm mắt vẫn còn mơ hồ. Cận Tiêu liếc sang, cười nhẹ: "Cậu tỉnh rồi à? Sĩ quan Lưu pha trà rồi đấy, cậu có muốn uống không?"
Giọng cô ấm áp, không còn nét trẻ con như trong mơ. Cậu Tư buộc mình tỉnh táo, xoay sang nhìn cô, như thể bé gái bảy, tám tuổi kia đã trưởng thành trong nháy mắt, hoặc như thể cô thoát được kiếp số kia, để gặp lại anh một lần nữa.
Cậu Tư nhẹ nhàng nhắm mắt lại, trong đầu hiện lên dòng kinh Phật lần đó hai người cùng chép.
Tất cả pháp hữu vi (9), như mộng, huyễn, bọt, bóng. (10)
(9) Pháp hữu vi: là tất cả những gì được cấu thành do nhân và duyên, tất cả những gì do những nhân đã có trước đó tạo duyên để hiện hữu. Nói rộng ra, các pháp hữu-vi bao gồm toàn thể thế-gian hiện-tượng, toàn thể những gì tinh thần hay vật chất trong vũ trụ.
(10) Đây là hai câu từ bài kệ trong Kinh Kim Cang. Pháp hữu vi tuy có mặt đó nhưng không thật, đức Phật dụ như là mộng, huyễn, bọt, bóng, như sương, như chớp loé. Chúng ta, những phàm phu mê lầm tham chấp cho rằng các pháp hữu vi là chân thật nên cứ mãi bị trầm luân sanh tử. Đức Phật từ bi mở bày phương tiện chỉ ra các pháp hữu vi là sinh diệt, vô thường, không thật, giống như mộng, huyễn.