Chương 35

Khổ Qua truyện - Q2: Trưởng Thành Trong Giông Bão

Dạ Táng 21-09-2023 12:00:00

Khổ Qua không khóc nữa, vì chẳng còn nước mắt, cuộc đời đầy đắng cay khổ bi đã quá đủ, nó vùi dập đi tinh thần, nhân sinh quan của 1 đứa nhóc chỉ mới chập chững khôn lớn, ở độ tuổi của cậu thì chúng bạn được sống trong vòng tay ba mẹ, được cắp sách tới trường, vui chơi hồn nhiên chứ nào có phải như bây giờ. Ông Hổ quay lại đánh ý với Khổ Qua rằng: - Nhóc ở đây muốn làm gì? - Con đã bảo là sẽ ở đây học, học khi thành tài. - Hahaha, đúng là nhóc con non nớt, lại đây ông bảo. Ông hổ ngoắt đuôi vươn lấy Khổ Qua lại gần mình, hai sinh linh một lớn một nhỏ ghé sát mặt vào nhau, Khổ Qua bịt mũi lại vì ông Hổ hôi quá: - Ông ở dơ, chẳng tắm nữa. - Hahaha, họ nhà mèo ta cực kỳ thích tắm, đi ngâm mình với ông không? - Dạ cóooo - Khổ Qua hào hứng muốn đi cùng. Ông Hổ đưa Khổ Qua tới 1 cái hồ nước rõ lớn, hồ nước này là từ mạch nước ngầm mà có, nước luôn trong vắt lại, nhìn thấy được cả đáy hồ, cứ như 1 tấm gương ngọc bích tráng trời. ông hổ nhảy ùm xuống, kéo luôn Khổ Qua, cậu chới với được chút ít lại lấy được hơi thở, ngoi lên bơi: - Ông thi bơi với con hông? - Hahaha, thằng nhỏ đáo để thật. Khổ Qua nắm lấy đuôi ông hổ bơi gần bờ nhất, vì ra xa cực kỳ sâu lại có nhiều đá ngầm, bị xoáy nước cuốn vào thì chỉ có chết dí dưới đó. Đang chơi thì nghe có tiếng kẻng vang lên, đó là tiếng báo hiệu của người đưa cơm. Khổ Qua đi tới nhặt cái cà mèn đựng cơm, cậu mang phần cơm vừa đủ ăn chỉ có phần bánh bao cùng với ít miếng rau, dưa chuột mang tới cho ông Hổ. Cậu bẻ đôi miếng bánh chìa ra, miếng bánh tỏa ra mùi thơm, cùng với sợi bún, nấm với thịt: - Con cho ông nè. Ông ăn chung cho vui. Ông Hổ nhìn miếng bánh bé tí xíu chả đủ giắt răng, chần chừ một hồi mới để Khổ Qua đưa bánh vào miệng. Ông Hổ ăn xong thì trợn ngược mắt vì quá ngon, ông ở đây chẳng bao giờ nghĩ sẽ có được phần ăn như vầy. Chợt 1 tiếng bò rống kêu lên từ ngoài xa, có 1 người dắt 1 con bò cột vào trong 1 cây cột, người này mặc đồ của tông tộc và vái tay về phía xa vội vàng chạy ngay. Ông Hổ hỏi Khổ Qua: - Đồ ăn của ông tới kìa. Ông Hổ nhảy vồ tới, cắn đứt cổ con bò kia, máu tươi bắn hết lên người làm Khổ Qua trợn mắt vì sợ hãi, ông ấy mới từ từ thưởng thức mỹ vị đối với mình: - Ăn không nhóc con? Lại đây ông cho khúc đuôi. - Dạ thôi, con chẳng dám, đồ ăn sống đau bụng. - Hahaha, đúng ha, con là loài người. Một người một hổ chơi với nhau cả một buổi sáng, tới gần trưa thì Khổ Qua chợt nhớ là mình vẫn chưa học gì cả, cậu cuống cuồng tìm 3 cuốn kinh thư kia để đọc. Ông Hổ ngồi cạnh, nhìn mấy dòng chữ nhỏ tí xíu thì vừa liếm láp bộ lông, vừa hỏi: - Con học vậy có đuổi kịp các sư huynh không? Họ là thiên tài trong thiên tài, con đếm tới 10 thì họ đã đếm tới 1 tỷ. - Hic, nhưng con biết làm gì bây giờ? Ông Hổ đi tới bụi cây gần đó ngoạm 1 ít lá nhả xuống đất, rồi lại bảo: - Chẳng có sinh mạng nào là vô dụng, dù là 1 ngọn cỏ cũng có tính của nó. Con học đông y thì cũng biết thuốc luôn bên cạnh ta. Chẳng phải nó vô dụng mà chưa dùng đúng cách. Học tam huyền kinh chưa được, không phải do con học dốt mà chính tại nó chẳng phù hợp với con. - Hể, ông bảo tam huyền không hợp với con. - Chứ gì nữa, con đâu phải người phàm, à quên đi. - Hể, người phàm? - Khổ Qua thắc mắc hỏi - Ta đã bảo quên đi. Mỗi cá thể đều có điểm mạnh riêng. Loài hổ ta không thể bắt ta cày ruộng như trâu bò, cũng không thể bắt ta bay lượn như chim. Bởi ta sinh ra để làm chúa sơn lâm. Con cũng vậy, đạo pháp ở thế gian là vô biên, mỗi nền văn minh lại sản sinh ra rất nhiều huyền học khác nhau, cũng chẳng thể nói bên nào hơn bên nào, cái nào đúng nhất, sai hơn. Một đứa trẻ học không tốt toán, văn, nhưng lại có năng khiếu về hội họa, đi đúng đường nó sẽ là họa sĩ tài năng, đi sai đường cố chấp theo số đông thì nó sẽ mãi bị chôn vùi tài năng. Con cũng thế, học không tốt môn này, thì con sẽ giỏi về thứ khác. Không đi chung 1 con đường nhưng sẽ gặp nhau ở đỉnh cao. - Dạ, dạ - Khổ Qua sáng bừng mắt, vì mỗi lời của ông Hổ rót vào tai đều khiến cậu bừng tỉnh ra. Ông hổ nói tiếp: - Phế Cung này trước kia chính là khởi tích, là điểm phát nguyên của tông tộc các con đó. Vốn dĩ phế cung được xây để cho các đời vua ngự giá tới đây hàng năm. Được các đời sư tổ cực kỳ vun vén. - Ơ thế sao lại... - Nơi này là tâm huyết cả đời của ông Ngài, vị tổ đạo sư đầu tiên của tông tộc. Cuối cùng vì lý tưởng khác nhau mà chia rẽ. - Hả, ý ông Hổ là đánh nhau sao? Quá khứ đáng đau buồn của tông tộc, thuở khai sinh ra thì ông Ngài là người đặt nền móng khi quyết định theo Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn Đàng. Trong những người đầu tiên được xưng là Chúa Tiên. Được chúa ban cho 1 Chữ Tuyên vào họ, mấy trăm năm phò trợ các đời chúa Nguyễn. Cực thịnh thì tất suy, các chúa về sau dần bỏ bê việc triều chính, gây ra trăm họ lầm than, các cuộc khởi nghĩa nổi lên rất nhiều. Trong tông tộc chia ra 2 luồng ý kiến, tận trung với chúa Nguyễn, và ủng hộ Tây Sơn, cứu lấy muôn dân. Dòng chảy lịch sử đã chứng minh Tây Sơn lật đổ chúa Nguyễn, nhánh tộc đó được ban vào chữ vào họ là Nguyễn Thần. Trong suốt cuộc chiến tranh thì hai nhánh chi tộc đã trở thành kẻ thù, không đội trời chung. Tới khi Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn, xử tử toàn bộ các tướng Tây Sơn, chém bêu đầu con hoàng đế Quang Trung là Nguyễn Quang Toản khi còn nhỏ. Lúc này, dòng tộc Nguyễn Tuyên đã quá chán cảnh chém giết, xin vua cho lui về núi ở ẩn, thành lập tông tộc tới tận bây giờ. Khi đất nước rơi vào cảnh Pháp thuộc, triều đình Huế nhược, yếu kém thì tông tộc đã nhất quyết đứng về cách mạng. Nhiều thanh niên, con cháu trong tộc cũng đi theo Đảng, tham gia trực tiếp vào các cuộc kháng chiến. Phế Cung hiện giờ chính là dấu vết còn lại của cuộc đại chiến năm xưa giữa Nguyễn Thần và Nguyễn Tuyên. Các đời tổng pháp chủ đều chiếu theo di chúc của ông Ngài, không dựng lại phế cung mà chừng nào hai nhánh Thần và Tuyên hợp nhất lại, gạt bỏ hận thù, cùng thống nhất lại thành một mối thì lúc đó mới cho phục dựng phế cung. Nó sẽ luôn là niềm trăn trở, là nỗi đau của từng tộc nhân mà nhớ lấy thời kỳ đầy khốc liệt đó. Ông Hổ vừa kể chuyện vừa nói cho Khổ Qua nghe thì nhìn lại thấy cậu đã ngủ quên, gối đầu vào trong lòng, ông ấy ngược lại không giận cũng nằm yên xuống nhắm mặt lim dim. Khổ Qua ngủ một giấc tới chừng 3 giờ chiều mới tỉnh lại từ trong cơn mơ, gió lạnh thổi qua làm cậu cũng dụi vào lớp lông dày, mềm mại ấm áp, ông Hổ nhìn xuống định liếm láp Khổ Qua nhưng lưỡi của ông có nhiều móc nhọn như gai, liếm vào da thịt đứa nhóc thì rách nát tươm mất. Khổ Qua duỗi người, đã lâu cậu đã không còn được ngủ một giấc thoải mái như vầy. Ông hổ đứng dậy đi mất, Khổ Qua chưa kịp hỏi thì ông ấy đã nhảy lên cao rồi thoắt biến mất. Khổ Qua không biết lý do tại sao ông Hổ lại chẳng đợi mình đi cùng, Khổ Qua mang ra cái đài radio cũ, mở lên để nghe xem có gì hay ho không, nhưng chưa kịp nghe ngóng được gì thì 1 bóng hình nhỏ từ đằng sau nhảy tới. Đó là 1 con khỉ mông đỏ, nó hú khẹt khẹt cướp mất cái đài rồi bỏ chạy sâu vào trong. Khổ Qua tức tốc đuổi theo, cầm lấy đá ném nó: - Trả lại cho tao, trả đây. Cậu sợ khi mất đi thứ cuối cùng mà Chú Tư cho thì cậu cũng mất đi tình thương thân nhân, con khỉ đó cướp cái đài cũ rồi chạy vào sâu, Khổ Qua càng đuổi thì nó càng chạy. Cuối cùng, Khổ Qua dừng trước 1 đại điện hoang phế cũ kỹ, nhưng tấm bia bên ngoài thấy được 3 chữ Thái Tuế Điện. Khổ Qua chưa nghe về điện này, cũng lần dò vào trong tìm kiếm con khỉ kia. Bước vào bên trong, sàn đá đã mọc đầy cỏ dại, đại điện này thực sự rất lớn, hai bên là hơn 30 bức tượng điêu khắc từ đá khối mà thành, tổng cộng là 60 tượng, ở dưới đều có 1 cái tên rất lớn. Ở giữa trung tâm là 1 tấm bia đá khổng lồ có 4 mặt, trên đỉnh là 1 khối đá tròn. Khổ Qua không biết đây là nơi nào, mặc kệ mà đi tìm con khỉ kia. Cậu thấy nó đang ở trên tường, gãi lông bắt bọ chét, tay vẫn còn cầm cái đài radio kia, Khổ Qua cả giận lấy đá ném nó nó trông thấy người thì hoảng hốt vội nhảy đi mất, để lại cái đài lại trên đó. Khổ Qua cực nhọc tìm đường lên trên tường, mà chẳng thể nào leo lên được. Cậu ôm mặt khóc tu tu vì đó chính là thứ kết nối cuối cùng, Khổ Qua nghĩ một hồi thế nào rồi quyết định leo lên lại. Tường đá có những khe nức, gồ đá mà đặt chân, tay vào trong đó được. Cái đài nằm ở trên cao chừng 3m, đối với cậu đó là cả 1 độ cao lớn. Bàn tay, chân bị đá sắc cứa vào bật máu, vẫn cắn răng mà quyết định tới cùng. Cuối cùng, Khổ Qua chộp được cái đài, sơ sẩy thay thì cậu leo xuống bị hụt chân rơi thẳng xuống dưới. Lúc tình thế nguy cấp thì ông Hổ vụt tới đỡ lấy, còn không thì đã bị ngã chết rồi. Ông Hổ trách mắng: - Nhóc con, ai cho vào thái tuế điện. Đi ra ngoài ngay cho ông. - Ơ ơ, con khỉ nó giật đồ con, con đuổi vào đây lấy lại mà ông. - Còn cãi nữa, thái tuế điện là nơi cấm kỵ không được vào. Đi thôi, ông dẫn ra. Ông hổ vừa định quay người thì không thấy cửa vào đâu cả, khung cảnh rõ ràng lúc nãy bước vào là 2 hàng bức tượng song song với nhau, mà giờ đây chúng đã xếp thành hình xoắn ốc tụ lại trung tâm với bia đá tứ diện kia. Khổ Qua nhìn từng bức tượng như sống động thật sự, thì hơi sợ nép vào người ông Hổ: - Ông hổ ơi, mình đi ra thôi ông - E là không ra được nữa rồi. Thái Tuế Điện cứ cách 60 năm, lại nghịch chuyển mở ra Mật. - Hả, là gì vậy ông? - Ông cũng không biết, trước giờ các đời tổ sư đời cố gắng tìm kiếm mật là gì. Nhưng chẳng có ai tìm ra, thái tuế điện vốn dĩ ra đời cũng rất ly kỳ