Chương 37

Khổ Qua truyện - Q2: Trưởng Thành Trong Giông Bão

Dạ Táng 21-09-2023 12:00:11

Ông hổ kể cho cậu nghe về lịch sử của cuốn bì kinh này. Nó được cho là tinh hoa của ông Ngài để lại, thời điểm khi mà Đàng Trong mở giao thương với các nước như Nhật Bản, Trung Hoa, ... thậm chí là các tàu buôn của châu u cũng ghé vào. Việc giao thương lại là cơ hội tiếp thu, giao thoa các nền văn hóa với nhau. Ông Ngài cũng nhờ đó mà biết tới huyền học, thần học, ma thuật đen, thuật giả kim, chiêm tinh, ... của các nước phương Tây, hồi giáo. Ông Ngài cũng vì ham học hỏi mà cất công lặn lội tới những đất nước xa xôi chỉ để tìm hiểu. Ông ấy mất hơn 20 năm sống cùng thuyền buôn, dong buồm đi từ châu Á, vòng xuống eo biển, đi qua Ấn Độ Dương, vào Biển Đỏ tới ở ngoại quốc, rồi quay trở lại, mang theo khoa học tiến bộ của người phương Tây, cũng có nhiều nhà truyền giáo kết giao với ông Ngài cũng tới được Đàng Trong. Cuộc đời của ông Ngài là huyền thoại trong huyền thoại, ông ấy đúc kết lại toàn bộ những gì cả đời mình liễu thông, giác ngộ được, kết hợp những tinh hoa ở Á Đông, Phương Tây, các nền văn minh khi đó mà viết ra 1 cuốn kinh thư. Khi ấy, ông Ngài rất trăn trở vì khi ở nước Việt tại sao chưa có 1 cuốn kinh thư để đời cho hậu nhân. Người Trung Hoa có Kinh Dịch, Người Ấn Độ có Kinh Vệ Đà, Người Hồi Giáo có Kinh Coran, và cuối cùng là người Phương Tây có Kinh Thánh. Tất cả đều là những bộ kinh vô tiền khoáng hậu để lại cho đời sau, lưu truyền mãi mãi là luôn là khởi học của những tôn giáo, huyền học, văn hóa, ... Ông Ngài vì điều trăn trở này mà viết ra bộ kinh dành riêng cho mình, ông ấy không tự nhận là bộ kinh siêu phàm, thần thánh nhưng đó là tâm huyết cả đời ông ấy. Bộ Kinh này hoàn chỉnh vốn chỉ lấy chữ Chân Nguyên. Nhờ vào Chân Nguyên kinh mà dòng tộc Nguyễn Tuyên mới đứng vững cho tới khi tách tộc thành 2 nhánh. Cuốn kinh cũng vì thế mà bị chia thành 2 quyển Hạ và Thượng. Đó cũng là nguyên nhân các đời Tổ Sư muốn tìm lại hậu nhân của tộc nhân Nguyễn Thần, vừa hợp nhất lại thành 1, vừa hoàn chỉnh lại bộ kinh Chân Nguyên. Qua biết bao tuế nguyệt thăng trầm, cuối cùng việc hợp nhất, hay tìm lại tung tích còn khó hơn mò kim đáy bể, có người bảo nhánh tộc kia đã đi sang nước ngoài, cũng có người bảo nhánh đó lúc trốn ra ngoại quốc đi thuyền gặp bão nên lật mà chết toàn bộ, ... cho dù các đời tổ sư đã thỉnh cầu tới Chư Thiên, xin Tứ Đại Thiên Vương tìm tung tích nhưng vẫn là bặt vô âm tín. Họ như bốc hơi khỏi quá khứ hiện tại tương lai, tránh thoát được nhân quả, không thể tìm thấy họ trong tam giới, hay trong dòng sông lịch sử được nữa. Họ cứ như nước bốc hơi, rồi tan biến tụ lại thành mây, mắt chỉ thể nhìn rồi không theo được mãi mãi. Ông hổ nói tới đây thì lòng đầy đau buồn, vì một quyển Kinh như vậy cứ thế bị đứt đoạn, Khổ Qua ngây thơ hỏi: - Mình còn quyển hạ, sao không dạy mà chấm dứt ạ. Chẳng phải đây là nguồn cội của mình ạ, không thể quên được. - Ừm, các đời tổ sư gia cũng nghĩ vậy. Nhưng khi học bộ kinh này, bắt buột phải có còn không sẽ tuyệt đối rơi vào mê loạn, bị những lý giải khó hiểu, vượt xa giác ngộ, tưởng tượng đày đọa. Thực sự ta cũng từng đọc qua, rốt cục suýt chút nữa là phát điên mà chết. - Ghê vậy hả ông - ừm, cho nên con nên nghe ông, mang nó làm gối, ủa mà khoan, tấm da này ... Ông Ngài nhìn tấm da bọc bên ngoài, rồi lại bảo Khổ Qua đưa sát tới mũi mình ngửi ngửi, ông ấy khịt khịt vài lần, thậm chí là liếm thử vào, rồi nhai luôn mà không hề tổn hại: - Kỳ thật, da này là của, là của – ông hổ ngập ngừng đôi giây rồi lắc đầu vì không nghĩ ra được là da của loài vật nào. Khổ Qua đành mang về nghiên cứu, cậu mang về lại điện đá, nhưng bên trong quá tối lại chẳng thích hợp cho việc học hành nên Khổ Qua đành mang theo tam huyền kinh thư cùng với bì kinh mang ra chỗ khác mà học, khi này trời đang sáng lại có người mang đồ ăn tới cho Khổ Qua, đồ ăn sáng này có cơm nóng, muối đậu phộng với 1 trái chuối cắt lát ra, cùng với thịt lợn muối nướng cay, tuy chỉ vài lát nhưng đã đủ với 1 đứa trẻ thiếu thốn, cậu tự xới cơm ăn rồi ngoàm lại hết chỗ thức ăn, không được bỏ sót dù chỉ 1 hạt cơm, Chú Tư đã nói: - Ngoài kia người đói khổ, chết đói còn rất nhiều. Còn cái ăn thì trân trọng, chớ nghĩ ấm no mà chê ngọc trời – chỉ về hạt lúa - ăn bỏ dở, thừa mứa là mang tội. Khổ Qua ăn xong tự mình tự giác đánh lại mấy bài quyền mà Chú Tư dạy, ông Hổ ở 1 bên nhìn cậu đánh quyền mà gầm lên, trách mắng: - Cái thằng Tư đó dạy con Hổ quyền gì mà như con mèo bệnh thế kia hửm? - Dạ, con đánh sai ạ? - Chứ gì nữa, Hổ quyền mà không có khí chất oai hùm, chúa sơn lâm, đi nhẹ nói khẽ cười duyên với đối thủ rồi chờ nó táng vô cái sườn hả? - Hức, con xin lỗi ông Hổ, ông tha cho con ngu dại ạ - Hổ quyền là bài quyền mà người luyện võ lấy từ loài hổ, kết hợp với hình thái của loài người mà sáng tạo ra. Vì người đứng hai chân, dùng hai tay, còn hổ là 4 chân. Nên Hổ quyền phải thay đổi để thích hợp cho chiến đấu trong loài người. - Dạ con xin nghe. - Ừm, để ông dạy con. Nào, trước hãy dùng mấy bài quyền đó đánh ông thử xem. - Ơ ơ, con chẳng dám, ông bảo thì mày vâng dạ, sao cãi. - Dạ dạ, con xin kính lễ, dùng võ với ông. - Thôi, thôi, ông chẳng hợp mấy cái lễ nghi của loài người, nào, nhanh lên. - Dạ dạ Khổ Qua hít thật sâu lấy nội lực trong người, chân di chuyển theo cước bộ đánh tới 1 đòn trảo hổ về ngón chân của ông Hổ. Bàn tay nhỏ xíu đánh vào ông Hổ như viên đá so với cự sơn, hai bên chênh lệch nhau quá: - Lực không đủ, chân trụ chưa vững, ngày mai đứng tấn hàng ngày cho ông, phải vững căn cơ, thân thể cường tráng, khí lực xung mãn trước đã, còn chiêu nào đánh ra hết đi, này mà hổ gì, là mèo ghẻ thì có. - Ông xem đây, con còn chiêu này nữa. Khổ Qua dùng niêm kỹ đánh với ông hổ, cậu dồn nén lực vào bàn tay của mình, cả người phát ra hơi lạnh phà phà chứ chẳng phải hơi ấm, cậu khi dồn đủ lực và đạt tới cực hạn sự chịu đựng của cơ thể thì đánh xuất vào người ông Hổ: - A A A A A A Niêm kỹ đánh vào thì lần này ông Hổ có chút cảm giác, nhìn xuống thấy đứa nhỏ thì bật cười ha hả: - Ui trời, là ông Cao dạy con cái này đúng không. Thiệt tình chứ, cái gì không dạy lại dạy 1 trong Cửu Bí này. - Hả, cửu bí là gì ông? - Cửu Bí là 9 pháp môn bí mật, niêm kỹ cũng được xếp vào 1 trong đó. Ông Cao của con thành danh cũng nhờ vào Cửu Bí Pháp đó, nó biến hóa khôn lường lắm. Cửu Bí phối với nhau, rồi từ đó lại phối ngược lại với nhau lần nữa, biến ảo khôn lường, tầng tầng lớp lớp khó mà chống được. - Dạ, hóa ra niêm mà ông Cao dạy mạnh vậy hả ông? - Ừ, nhưng tiếc là ổng keo quá chỉ dạy cho con 1 Bí, mà thế thì làm sao phát huy hết được. - Hic, ra vậy, Thôi con hổng dám tham lam nữa. Ông hổ vừa bước đi thì chân có chút nhói, và buốt lạnh, khi này ông hổ khựng lại đưa chân ra trước nhìn thì thấy 1 vết bầm, rồi tái lại. Ông Hổ gầm lên giận dữ: - G rừ, g rừ, sao con biết dùng khí lạnh hửm? - Ơ ơ, con chỉ học từ ông Cao. - Tầm bậy, ông Cao không thể dạy được cái đó, nói, cái này ai dạy con. Khổ Qua nhất quyết không nhận, mà chỉ bảo là ông Cao dạy cho mình, ông Hổ nhìn cậu một hồi mới dừng lại: - Hừ, con ngừng ngay cái việc tu luyện âm lực đi, chết người đó con. - Dạ, âm lực là gì hả ông? - Cái thằng ngu, tới thứ mình luyện còn chẳng biết thế mà dám dùng? Ngồi xuống nghe ông nói. - Dạ dạ - Khi một đạo nhân muốn thi triển 1 pháp môn hay huyền thuật thì cần phải có lực gồm thể, trí, pháp. Người ta chỉ nghĩ tới đây mà tiếp tới các yếu tố khác. Thì vào đời tổng pháp chủ, cũng tức là tổ sư đời vua Minh Mạng mới nghiên cứu về lực. Ông ấy dựa vào gốc gác mà chia ra yêu, ma, quỷ, thần, thánh, người sẽ thi triển ra lực nào. Nhưng tổng pháp chủ này lại nghiên cứu về âm dương, cuối cùng đúc kết ra 1 bộ pháp môn là Dị Lực thư. Nói thẳng ra là con người hay bất kỳ ai luyện pháp môn này, con người vẫn thi triển ra yêu lực, mà chẳng cần phải có yêu đan, hồn, thân. Như con là phàm nhân thì phải có âm dương đủ trong người, phần dương phải át đi phần âm mới là đúng. Mà con đang đi theo đường là âm lấn dương, thì sớm muộn cũng mắc bệnh mà chết. - Hic, thế con phải làm sao ạ? - ừm, để ta tìm cách. Con chớ vì lợi ích trước mắt mà đánh mất tương lai. Nguyên lý là âm dương cân bằng, nhưng âm lực về 1 phía nào đó lại là lực thắng thế trước dương. Vũ trụ này, hữu vận vật cũng thế, dương rồi cũng sẽ dập tắt, nhiệt độ cao dần nguội lạnh, chỉ có thứ lạnh giá là bất diệt. - Hic, con sợ quá. Con chẳng dám nữa. - Ừm, trước khi ông tìm ra cách thì con không dùng tới nó nữa nghe. - Dạ dạ, con xin vâng. Khổ Qua luyện võ, với thể lực, đứng tấn với ông Hổ suốt cả 1 ngày, đêm tới dù thân thể rã rời, nhưng vẫn phải gượng dậy để đọc sách. Cậu thắp nến lên để làm ánh sáng đọc, vì tối nay mây nhiều che mất trăng. Lúc nghe tiếng kẻng phát cơm, cậu chạy ra ngoài lấy đồ ăn. Từ trong bóng tối, ông Hổ lần ra nhìn về ba cuốn kinh tam huyền trên bàn, rồi lại đánh mắt về bọc da kia. Ông Hổ chỉ nghĩ: - Nếu như đây là hướng mà ông Ngài đã chỉ ra cho nó phát huy, thì nên dẹp bỏ những thứ cản trở nó. Ông Hổ đẩy nhẹ cây nến ngã về phía cái bàn, lửa bén lấy giấy rồi cháy đượm lên, chẳng mấy chốc 3 cuốn kinh tam huyền: đạo đức, dịch, nam hoa kinh bị lửa đỏ thiêu trụi ra tro. Khổ Qua đang nhảy chân sáo vì tối nay có canh rau với nấm, cá khô kho mặn, cùng 1 quả ổi, hộp sữa thì ngửi thấy mùi cháy khét. Cậu hoảng hồn, bỏ luôn cả phần thức ăn xuống đất chạy về điện đá. Vào bên trong thấy lửa nghi ngút, cháy hết trên cái bàn đá, cậu cuống cuồng vội đi tìm nước dập lửa, hồ nước gần nhất cũng phải 20m, cậu vớ lấy cái balo rồi định nghĩ lấy nước bằng cái đó, nhưng nước vừa vào trong thì chảy thấm ra ngoài, balo thấm nước làm nặng thêm khiến cậu mếu máo: - Ông Hổ ơi, cứu con với Ông Hổ nhảy từ trên mái xuống dưới, thấy Khổ Qua khóc, đưa tay chùi mặt, nước mắt nước mũi tèm lem, mặt mũi thì như ông nhọ nồi bếp: - Sao thế con - Sách của con, huhu, cháy hết rồi Ông hổ chạy vào trong chỗ bàn đá thì lửa cháy hết sách, Khổ Qua khóc tutu cầm cái cốc nước đổ xuống cứu vớt, chỉ nghe tiếng xèo rõ lớn rồi cái bàn đá vì sốc nhiệt mà có nhiều vết nứt, cuối cùng là vỡ ra thành nhiều mảnh vụn. Khổ Qua càng khóc to hơn, ông Hổ dỗ cậu: - Thôi, con có thể về xin chú bác được nữa mà. - Không có được, muốn xin thêm phải chờ sang năm lận, huhu, con hổng chịu đâu, huhu Ông Hổ dỗ dành rồi đẩy về phía cậu cái túi da bọc bì kinh: - Con xem, vẫn còn cái này mà. Con không học được tam huyền kinh thì học cái này, trước sau gì cũng có cái mà hỏi đáp thưa với chú bác về cái sự học của con ở đây, đúng không? - Hic, con sợ bác la - Đâu, con dù học tam huyền thông cũng đâu bằng 5 người anh, mà họ lại không được học cái này, con nghĩ xem lợi thiệt thế nào? Khổ Qua cảm thấy đúng đúng, mình cứ chạy theo các anh, họ là thiên tài nên học gì cũng giỏi, sao mình không học cái họ chưa học, biết đâu lại hay. Khổ Qua bấy giờ mới hết mếu, rồi hỏi ông Hổ: - Nhưng mà chữ bên trong con chưa biết hết. - Yên tâm, ông cũng biết, để ông đọc rồi dịch ra cho con - Ơ, ông cũng biết đọc biết viết sao? - Chứ sao, ông Hổ chứ phải vô học đâu. Nào, lật ra trang đầu đi, ông đọc cho con nghe, đọc lại ông nói nghe - Dạ - Chân Nguyên vốn là chung cực, không có khởi đầu, phát triển, kết thúc. Vì chân không giả phát sinh, mà tạo thành vạn hữu. - Ơ, chân không giả là gì ông? - Cái thằng, chưa gì nhảy vào ông, sao ông biết được, con tự mà nghiên cứu đi chứ. - Dạ dạ Thế là dưới bóng tối, ở trong phế cung lạnh lẽo này 1 đứa nhóc ngồi học cùng với 1 vị thần hổ, tiếng đọc rồi lặp lại non nớt, như sóng trước sô sóng sau, tre già măng mọc đã báo hiệu 1 thời đại mới đang cận kề.